liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2017-62-1197

Báo cáo kinh tế năm 2016: Nhà nước phục vụ doanh nghiệp

Viện kinh tế Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Bộ

PGS.TS. Trần Đình Thiên

TS. Nguyễn Chiến Thắng, TS. Lê Xuân Sang, TS. Phạm Sỹ An, TS. Lê Văn Hùng, ThS. Chu Minh Hội, ThS. Trần Văn Hoàng, ThS. Tạ Phúc Đường, CN. Nguyễn Võ Khánh Việt, CN. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh

04/2016

03/2017

2017

Hà Nội

162 tr.

Bàn về vai trò quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp trước nay có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất “quản lý phục vụ quản lý”. Với quan điểm này, nhà quản lý sẽ tạo ra một hệ thống luật lệ với mục tiêu thuận tiện cho việc quản lý doanh nghiệp. Hệ thống luật lệ này sẽ đưa ra hàng loạt rào cản pháp lý để bó buộc doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong một phạm vi nhỏ hẹp để dễ bề quản lý, định hướng. Quan điểm thứ hai “quản lý phục vụdoanh nghiệp”. Quan điểm này sẽ định hướng các nhà lập chính sách tạo ra một hệ thống luật lệ với nguyên tắc nền tảng là “tạo môi trường thuận lợi nhất có thể để doanh nghiệp có thể hoạt động và hoạt động hiệu quả”. Với quan điểm quản lý thứ hai này, Chính phủ sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân có thể tồn tại và phát triển. Rõ ràng, từ trước đến nay Việt Nam đã sử dụng quan điểm quản lý thứ nhất và hiện nay chúng ta đang nỗ lực để chuyển đổi sang quan điểm quản lý thứ hai. Câu hỏi đặt ra là hiện nay quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ “quản lý phục vụ quản lý” sang “quản lý phục vụ doanh nghiệp” đang diễn ra ở mức độ nào? Tư tưởng “quản lý phục vụ doanh nghiệp” được thúc đẩy và cản trở bởi những nhân tố nào. Đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra thông điệp rất mạnh mẽ về Nhà nước kiến tạo phát triển, tức bao hàm nội dung Nhà nước phục vụ và năm 2015 được chọn là Năm Doanh nghiệp. Như thế, định hướng “phục vụ doanh nghiệp” đã được xác lập bởi cấp lãnh đạo cao nhất trong bộ máy hành chính, điều quan trọng còn lại nằm ở hành động và năng lực thực thi của hệ thống quản lý nhà nước. Để giải quyết được vấn đề này, cần làm rõ một số nội dung trọng yếu sau đây: Đánh giá hiệu quả của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng tạo lập thị trường trong những năm vừa qua. Đánh giá chất lượng các cơ chế, chính sách, quy hoạch phát triển của Nhà nước. Bộ máy nhà nước có đủ năng lực quản trị để thực hiện chức năng phục vụ doanh nghiệp hay không cũng là vấn đề rất đáng bàn bởi xếp hạng toàn cầu về Chỉ số Quản trị công của Việt Nam cơ bản là rất thấp. Ngoài ra, vấn đề tầm nhìn phát triển của Nhà nước cũng cần được nhìn nhận, đánh giá như một thước đo cho năng lực và hiệu quả điều hành của Nhà nước. Việt Nam có nhiều mục tiêu rất tham vọng, tuy nhiên các mục tiêu không cụ thể và nhất là không rõ ràng trong lựa chọn con đường phát triển. Việc xác định tầm nhìn thiếu thực tế, hay không cụ thể và nhất là sai lầm trong lựa chọn phương thức phát triển có thể dẫn tới sự thất bại của cả Nhà nước và thị trường. Trên cơ sở các nhận định ban đầu như vậy, việc nghiên cứu vấn đề Nhà nước phục vụ doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay không chỉ có ý nghĩa về lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Việc chỉ ra thực trạng mối quan hệ ứng xử giữa Nhà nước và doanh nghiệp thông qua phân tích chức năng, khung khổ pháp lý, năng lực quản trị của Nhà nước, hiệu quả cung ứng dịch vụ công sẽ cung cấp những căn cứ khoa học cũng như những gợi ý chính sách thích đáng trong việc hình thành và thúc đẩy mô hình Nhà nước phục vụ doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020.

Kinh tế; Nhà nước; Doanh nghiệp

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14387