Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Chất lượng tăng trưởng kinh tế Đồng Nai: Thực trạng vấn đề và giải pháp

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

UBND Tỉnh Đồng Nai

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Ngô Quang Minh

Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh

04/2009

10/2010

2010

257

Là một trong những địa phương chủ lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực có vai trò động lực kinh tế quan trong, đóng góp tới 60% thu ngân sách, trên 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, với dân số đô thị chiếm gần 50% (so với bình quân khoảng 25% của cả nước), Đồng Nai có những lợi thế quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Giai đoạn 1999-2009 gắn với việc thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Đồng Nai VII và VIII với mục tiêu là phát hy tối đa nguồn lực, “duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo bước chuyển biến mạnh về chất, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa…” (Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII). Với vị trí địa lý thuận lợi và cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, tỉnh đã được tốc độ tăng trưởng nhanh só với các tỉnh trong khu vực và gấp đôi tốc độ tăng trưởng chung của cả nước, tính trong giai đoạn 1999 – 2009. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Đồng Nai chưa khai thác hết lợi thế của tỉnh và đang tỏ ra chậm hơn, đứng trước nguy cơ “đi trước về sau” trên một số mặt, lĩnh vực so với các địa phương lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Một số còn lo ngại về lợi thế cạnh tranh của tỉnh khi khả năng thu hút lao động giá rẻ trong các khu công nghiệp giảm đi. Nếu những lo ngại đó xảy ra, Đồng Nai sẽ mất đi các nền tảng tăng trưởng trong tương lai. Hơn nữa, ngay cả khi Đồng Nai có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạnh, điều đó không nhất thiết đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống cao hơn. Nghiên cứu chất lượng của tăng trưởng, do đó, co ý nghĩa quan trọng với tỉnh nhằm xây dựng những giải pháp cho tăng trưởng và phát triển bền vững với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Nghiên cứu này cố gắng đưa những chỉ tiêu cơ bản, cụ thể đánh giá chất lượng tăng trưởng phù hợp với điều kiện htoong tin và số liệu của địa phương, trên cơ sở đó đánh giá chất lượng tăng trưởng của tỉnh, dự báo khả năng tăng trưởng trong tương lai và đề xuất một số định hướng và giải pháp.

kinh tế, đô thị; Đồng Nai