- Kiểm soát xã hội đối với tội phạm học
- Điều tra đánh giá hiện tượng dòng rip (Rip current) tại các bãi tắm Quảng Nam xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phòng tránh
- So sánh chất lượng sản phẩm trước và sau khi cải tiến công nghệ của chao – tương hột – nước tương ở một số cơ sở trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương (TPP)
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh dùng cho cây ngô
- Điều tra đánh giá đất vùng gò đồi các huyện đồng bằng trung du tỉnh Quảng Nam phục vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững
- Nâng cao hiệu quả khai thác thủy điện Hòa Bình
- Nghiên cứu đa dạng di truyền của vi khuẩn bạc lá (Xanthomonas oryzae pv Oryzae) và chọn tạo giống lúa kháng bạc lá
- Hoàn thiện công nghệ tự động trong chế tạo lắp ráp hàn vỏ tàu thuỷ nhằm nâng cao chất lượng đóng tàu thuỷ cỡ lớn - Quy trình kiểm tra cắt tôn trên máy cắt CNC
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị đo dùng chuyển đổi điện cảm
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
03/2023
Đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ trái dâu xanh (Baccaurea sapida) trồng tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang
Trường đại học An Giang
UBND Tỉnh An Giang
Cơ sở
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Giang
ThS. Trần Xuân Hiển; TS. Lê Thị Thúy Hằng; ThS. Phan Việt Thắng
Khoa học nông nghiệp
01/10/2021
01/12/2022
2022
An Giang
118
Nghiên cứu “Đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ trái dâu xanh (Baccaurea sapida) trồng tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” đã được thực hiện với 3 nội dung Nội dung nghiên cứu 1: i/ khảo sát ảnh hưởng nồng độ enzyme pectinase và cellulase thủy phân thịt và vỏ dâu xanh đến chất lượng dịch quả; ii/ khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ và thời gian thủy phân thịt và vỏ dâu xanh đến chất lượng dịch quả; iii/ khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ pha loãng dịch quả và dịch cỏ ngọt đến chất lượng nước dâu xanh;
iv/ khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ và thời gian thanh trùng đến chất lượng nước dâu xanh;
v/ theo dõi sự thay đổi chất lượng nước dâu xanh trong thời gian bảo quản. Kết quả nghiên cứu đạt được như sau: Tiến hành thủy phân thịt và vỏ dâu xanh với nồng độ enzyme pectinase 0,4% và cellulase 0,6% ở nhiệt độ 550C trong thời gian 40 phút; pha loãng dịch thủy phân với tỷ lệ 1/3 và bổ sung 25% dịch cỏ ngọt; sản phẩm được cho vào bao bì thủy tinh đóng kín tiến hành thanh trùng nước dâu xanh ở nhiệt độ 900C trong thời gian 25phút. Sau 1 2 tuần theo dõi nước dâu xanh ở điều kiện nhiệt độ thường vẫn đảm bảo các chỉ tiêu cảm quan, hóa học và vi sinh Nội dung nghiên cứu 2: i/ khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ pha loãng dịch quả và pH đến chất lượng mứt dâu xanh; ii/khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ phối chế đường và dịch pectin đến chất lượng mứt dâu xanh; iii/ khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ cô đặc và nồng độ chất khô sau cô đặc đến chất lượng mứt dâu xanh; iv/ khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ và thời gian thanh trùng đến chất lượng mứt dâu xanh; v/ theo dõi sự thay đổi chất lượng mứt dâu xanh trong thời gian bảo quản. Kết quả nghiên cứu đạt được như sau: Dịch quả dâu xanh được pha loãng với nước theo tỷ lệ 1/3, điều chỉnh về pH 4,6; sau đó phối chế 45% đường RE, 5% dịch pectin và tiến hành cô đặc ở nhiệt độ 85oC đến 55obrix. Sản phẩm được cho vào bao bì thủy tinh đóng kín, tiến hành thanh trùng ở nhiệt độ 90oC trong thời gian 20 phút và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thường. Sau 12 tuần theo dõi mứt dâu xanh vẫn đảm bảo các chỉ tiêu cảm quan, hóa học và vi sinh Nội dung nghiên cứu 3: Bước đầu khảo sát mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm nước dâu xanh và mứt dâu xanh. Kết quả nghiên cứu đạt như sau: Bước đầu khảo sát khả năng chấp nhận của người tiêu dùng cho thấy, người tiêu dùng đánh giá rất cao về các tính chất cảm quan của nước dâu xanh và mứt dâu xanh (mức điểm 7-8). Với giá bán dự kiến 7.000đ/chai 250ml sản phẩm nước dâu xanh và 35.000đ/keo 70g sản phẩm mứt dâu xanh được người tiêu dùng sẵn lòng mua nếu sản phẩm nước dâu xanh và mứt dâu xanh xuất hiện trên thị trường.
trái dâu xanh; nước ép; mứt
AGG-2023-003