- Xây dựng mô hình cân chuẩn cho hai khu vực chợ huyện Mai Châu và Chăm Mát thị xã Hòa Bình
- Nghiên cứu xây dựng giải pháp tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam
- Nghiên cứu đổi mới và đề xuất phương thức lập dự toán kinh phí và cơ chế quản lý kinh phí đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ
- Ứng dụng kỹ thuật chiết xuất bằng Carbonic siêu tới hạn trong sản xuất thực phẩm chức năng từ nguồn nguyên liệu có sẵn của Việt Nam
- Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế - xã hội - môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng Tháp Mười - Nghiên cứu khả năng thoát lũ của sông Tiền và các kiến nghị cải tạo cửa thoát lũ
- Nghiên cứu luận cứ đề xuất mô hình chính sách nâng cao hiệu quả hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng 40 ở Việt Nam
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ thu hồi kim loại có ích trong bụi lò cao luyện xỉ giàu mangan
- Nghiên cứu triển khai phương pháp xác thực thư điện tử bằng chữ ký số tên miền
- Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm thương mại quốc tế: Vai trò định hướng phát triển chính sách và các giải pháp
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép công cụ hợp kim mác X38CrMoV51 làm việc ở nhiệt độ cao
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2020-02/KQNC-CS
Đánh giá hiệu quả của cấy chỉ điều trị mất ngủ không thực tổn thể tâm tỳ hư tại bệnh viện Y học Cổ truyền Phạm Ngọc Thạch tỉnh Lâm Đồng năm 2018 - 2019
Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
BSCKI. Đoàn Ngọc Khanh
ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh; BSCKII. Nguyễn Văn Trịnh; BSCKII. Phạm Thanh Liêm; BSCKII. Trần Thị Tiến; BS. Mai Thùy Dương; BSCKI. Phạm Thị Diệp; ThS. Nguyễn Bùi Như Thùy; YS. Bùi Thị Thanh; CN. Lê Thị Lan
Y học dân tộc; y học cổ truyền
01/01/2018
01/10/2019
Đà Lạt
81
Mất ngủ mạn tính là trạng thái không thoải mái về số lượng và chất lượng của giấc ngủ, rối loạn này tồn tại trong một thời gian dài, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng làm việc của người bệnh.
Theo Buysse DJ và cộng sự (2013) đăng trên JAMA (tạp chí hiệp hội y học Mỹ) thì khoảng 10-20% dân số trên toàn thế giới đang có chất lượng ngủ kém, trong đó 50% mất ngủ hơn một tháng. Tại Việt Nam (2006) theo nghiên cứu của Vũ Anh Nhị có 10 - 20% bệnh nhân đến khám thần kinh vì mất ngủ, trong đó có 5 % là mất ngủ nặng.
Sự cần thiết của nghiên cứu: mất ngủ ngày càng trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều phương pháp điều trị mất ngủ bằng YHHĐ và điều trị bằng YHCT, đơn trị hay phối hợp. Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định, do vậy việc tìm kiếm, nghiên cứu để tìm ra phương pháp điều trị mất ngủ có hiệu quả, ít tốn kém, tiện lợi cho bệnh nhân là một việc làm cần thiết. So với phương pháp châm cứu để có hiệu quả điều trị bệnh nhân phải điện châm 1 lần ngày, cấy chỉ với ưu điểm là cách nhau 14 ngày/ 1 lần. Vì vậy áp dụng phương pháp cấy chỉ ít tốn kém, dễ ứng dụng ở các tuyến cơ sở, tiết kiệm thời gian điều trị.
Đối tượng nghiên cứu: bao gồm 67 bệnh nhân được khám và chẩn đoán mất ngủ không thực tổn thể Tâm Tỳ hư, có chỉ số rối loạn giấc ngủ Pittsburgh (Pittsburgh Sleep Quality Index = PSQI) > 5 được đưa vào đối tượng nghiên cứu tại Bệnh viện y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch tỉnh Lâm Đồng.
Phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng, có đối chứng.
- Mẫu nghiên cứu: chọn theo phương pháp chủ đích, ghép cặp phân bố vào nhóm nghiên cứu và nhóm chứng
+ Nhóm nghiên cứu 33 bệnh nhân điều trị: cấy chỉ catgut vào huyệt kết hợp dùng thuốc Quy tỳ thang 1 gói/1 lần x 3 lần/ ngày sau ăn sáng, trưa, tối.
+ Nhóm chứng 34 bệnh nhân điều trị: dùng thuốc Quy tỳ thang 1 gói/1 lần x 3 lần/ ngày sau ăn sáng, trưa, tối.
Bệnh nhân vào được khám bằng YHHĐ và YHCT đánh giá giấc ngủ theo PSQI, chia vào hai nhóm.
- Đánh giá kết quả lâm sàng sau điều trị và tiến hành so sánh trước - sau điều trị của 2 nhóm.
Kết luận:
Qua nghiên cứu phương pháp cấy chỉ trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể Tâm Tỳ hư tại Bệnh Viện y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Các điểm trong thang PSQI sau cấy chỉ giảm rõ rệt từ 1,56 - 2,87 điểm xuống còn 0,21 - 1,21 điểm (p < 0,05), giá trị tổng điểm PSQI trung bình giảm từ 19,08 ± 0,525 điểm xuống còn 3,56 ± 0,271 điểm.
- Kết quả điều trị đạt loại A là 84,85% ở nhóm nghiên cứu và 70,59% ở nhóm chứng.
Phương pháp cấy chỉ kết hợp Bài thuốc Quy tỳ thang có hiệu quả trong điều trị mất ngủ không thực tổn thể Tâm Tỳ hư, vì vậy phương pháp này phù hợp đối với các trường hợp không có điều kiện đi châm cứu hàng ngày, bệnh nhân điều trị ngoại trú. Phương pháp này nên được áp dụng triển khai ở cơ sở Y tế có Khoa Y học cổ truyền.
Cấy chỉ; không thực tổn thể tâm tỳ hư
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2020-002