Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2023-13/KQNC-CS

Đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật gãy 1/3 giữa xương đòn bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện II Lâm Đồng giai đoạn 2020-2022

Bệnh viện II tỉnh Lâm Đồng

UBND Tỉnh Lâm Đồng

Cơ sở

DS.CKII. Vũ Việt Thành

CNĐD. Lê Thị Lệ Thu; BS. Hoàng Xuân Trung; BS.CKI. Vũ Khắc Duy; BS.CKI. Nguyễn Thị Quỳnh Trâm; CNĐD. Hoàng Thị Tùng; ĐD. Phạm Thị Thu Hồng; CNĐD. Ka Luyên

Chấn thương, Chỉnh hình

01/01/2020

01/04/2022

2022

Bảo Lộc, Lâm Đồng

70

Gãy xương đòn chiếm khoảng 4% của tất cả gãy xương và 35% - 43% trong những chấn thương đai vai[26], thường là do đập trực tiếp hoặc do té chống tay, chủ yếu do cơ chế chấn thương gián tiếp chiếm 80%. Nguyên nhân gây ra gãy xương đòn gặp nhiều ở nước ta là TNGT 85% [5].
Gãy 1/3 giữa xương đòn chiếm tỷ lệ 76%- 82% tất cả các trường hợp gãy xương đòn[26]. Gãy 1/3 giữa xương đòn thường gặp ở trẻ em và thanh niên với lực chấn thương có năng lượng cao gây gãy nhiều mãnh, di lệch nhiều. Ở người trên 70 tuổi thường do năng lượng thấp và xương gãy ít di lệch.
Phần lớn gãy xương đòn lành không để lại hậu quả nghiêm trọng đối với điều trị bảo tồn. Trước đây người ta nhận thấy vùng xương gồ lên dễ chấp nhận hơn để lại sẹo xấu từ việc điều trị kết hợp xương bên trong. Tuy nhiên sau này đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự lành xương và không lành xương của phương
pháp điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật kết hợp xương bên trong cho thấy nhiều chỉ định phẫu thuật được đặt ra cho những trường hợp gãy có nguy cơ chậm liền, khớp giả, hoặc tạo can chèn ép bó mạch dưới đòn.
Theo Neer[25] tỉ lệ không lành xương ở điều trị bảo tồn là 0,1%, theo Rowe và đồng sự[30] tỉ lệ này 0,8%. Tuy nhiên Zlowodzki[37] tổng hợp nhiều nghiên cứu từ 1975 đến 2005 với 1145 ca thì tỉ lệ không lành với gãy không di lệch là 5,9% và gãy di lệch là 15,1% cao rất nhiều so với các nghiên cứu trước đó. Tương tự Hill[24]tỉ lệ không lành xương điều trị bảo tồn với gãy xương đòn chồng ngắn > 2cm là 15%.
Ở Việt Nam, gãy xương đòn chủ yếu là điều trị bảo tồn, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp gãy có nguy cơ chậm liền, khớp giả cần chỉ định phẫu thuật như gãy phức tạp, gãy nhiều mảnh, đầu gãy di lệch dọa mở ra da, gãy hở, gãy kèm theo biến chứng chèn ép thần kinh mạch máu... Có nhiều kỹ thuật và phương tiện kết hợp xương khác nhau được sử dụng như: nẹp vít, đinh nội tủy…
Tại Việt Nam có 2 phương pháp kết hợp xương bên trong là dùng kim Kirchner nội tủy và nẹp vít. Tuy nhiên phương pháp xuyên đinh Kirchner có 1 số biến chứng như nhiễm trùng chân đinh, chồi đinh, không lành xương. Kết hợp xương không vững chắc, tập vận động sớm dễ bị di lệch thứ phát nên hạn chế tập vận động sớm khớp vai. 1 số loại gãy không vững như gãy nát rất khó kết hợp xương bằng kim Kirschner.
Với kết hợp xương bằng nẹp vít thường thì kết hợp xương vững chắc hơn phương pháp KHX bằng kim Kirchner, tuy nhiên với những trường hợp gãy nhiều mảnh, bệnh nhân loãng xương thì nẹp vít thường không vững, nên khi bệnh nhân vận động sớm dễ gây bung nẹp vít gây di lệch thứ phát[12]
Nẹp vít khóa xương đòn có cấu trúc uốn cong chữ S mô phỏng gần giống hình dạng xương đòn, giúp nắn chỉnh tốt hơn về mặt giải phẫu của xương đòn, đồng thời bất động chắc ổ gãy hơn so các phương pháp khác. Tại bệnh viện II Lâm Đồng đã thực hiện KHX đòn bằng nẹp vít khóa nhiều năm, kết quả cho thấy có nhiều ưu điểm so phương pháp cũ. Để đánh giá hiệu quả thực sự của điều trị gãy xương đòn bằng nẹp vít khóa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy 1/3 giữa xương đòn bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện II Lâm Đồng giao đoạn 2020-2022”

Xương đòn, nẹp vít khóa

Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng

LDG-2023-013