
- Thử nghiệm nuôi trồng hỗn hợp một số loại thuỷ sản có giá trị kinh tế và có khả năng cải thiện chất lượng môi trường ở đầm phá Thừa Thiên Huế
- Nghiên cứu khả năng giữ ẩm và cải tạo đất của cây lạc dại (Arachis pintoi) đối với vườn cam sành trong mùa khô tại huyện Trà Ôn
- Nghiên cứu lựa chọn giải pháp hợp lý cho các công trình đê biển điển hình trong môi trường xâm thực nhằm bảo vệ bờ biển Việt Nam
- Nâng cao năng lực quản lýt và phát triển nhãn hiệu tập thể Chuối Vân Nam - Phúc Thọ xã Vân Nam huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội
- Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển các sản phẩm cơ điện tử ứng dụng trong công nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu chế tạo oligochitosan bằng phương pháp chiếu xạ kết hợp xử lý hydrogen peroxit và đánh giá khả năng kháng nấm Colletotrichum sp in vitro
- Xây dựng mô hình chi đoàn chủ động công tác
- Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất tích hợp nông nghiệp qui mô nông hộ ở xã Huyền Hội huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh
- Nghiên cứu xây dựng tài liệu và tổ chức các hoạt động đào tạo tăng cường năng lực cho các đối tượng ngành Xây dựng về sử dụng năng lượng tài nguyên tiết kiệm hiệu quả và thúc đẩy xây dựng xanh
- Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực (giai đoạn 3: 2011-2015)



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Đại học Cần Thơ (Khoa Phát triển Nông thôn)
Tỉnh/ Thành phố
TS. Nguyễn Thùy Trang
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Cần, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Phú Son, Tiến sĩ Võ Hồng Tú, Thạc sĩ Đỗ Văn Hoàng, Thạc sĩ Lê Văn Dễ, Huỳnh Thành Hữu, Thạc sĩ, Trịnh Thị Chúc Ly, Cử nhân Nguyễn Văn Linh, Cử nhận Trần Văn Khoa, Thạc sĩ Phạm Minh Trí
Khoa học xã hội
01/12/2018
01/05/2020
2020
Hậu Giang
214
Để đáp ứng các mục tiêu và nội dung nghiên cứu trên, đề tài đã thực hiện phỏng vấn 458 hộ ở ba nhóm xã hoàn thành tốt, hoàn thành khá và hoàn thành trung bình các tiêu chí về xây dựng NTM. Để phân tích mức độ hài lòng của người dân, nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tương quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân có mức hài lòng khá cao đối với chương trình xây dựng NTM và có 04 nhóm nhân tố ảnh hưởng mức độ hài lòng của người dân về chương trình xây dựng NTM, gồm vai trò của chính quyền và người dân, thông tin và kiến thức, lợi ích của chương trình và tham gia của người dân. Trong đó, nhân tố hưởng thụ lợi ích từ chương trình NTM có tác động lớn nhất và tương quan thuận với mức độ hài lòng của người dân về xây dựng NTM.
Đối với tác động của chương trình xây dựng NTM, kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình có tác động tích cực đến thu nhập và đời sống kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu. Thông qua phương pháp phân tích điểm xu hướng với phương pháp so sánh cận gần nhất, kết quả phân tích cho thấy tổng thu nhập của hộ sau khi có chương trình xây dựng nông thôn mới tăng lên 56,246 triệu đồng/năm ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Đối với phương pháp so sánh phạm vi/bán kính, nghiên cứu cho thấy tổng thu nhập của hộ tăng lên 20,662 triệu đồng/năm ở mức ý nghĩa 1%.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, người dân tham gia khá tốt vào chương trình xây dựng NTM theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. Thêm vào đó, tỷ lệ hộ có tham gia đóng góp vào chương trình NTM cũng khá cao, chiếm khoảng 61,8%. Kết quả hồi quy logit cho thấy có 07 biến ảnh hưởng đến sự tham gia đóng góp của người dân vào chương trình xây dựng NTM, gồm gia đình văn hóa, tuổi, tham gia đoàn hội, lợi ích về môi trường, lợi ích về hạ tầng kinh tế, nhóm xã hoàn thành khá và hoàn thành trung bình. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và thu hút sự tham gia của người dân vào chương trình xây dựng NTM.
hgi-2020-005