- Nghiên cứu khảo sát nồng độ insulin ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa và đề xuất giải pháp ngăn ngừa các bệnh lý chuyển hóa tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc
- Trồng thử nghiệm cây dầu mè để sản xuất Diesel sinh học trên đất trồng đồi trọc ở tỉnh Thanh Hoá
- Khai thác và phát triển nguồn gen cá mặt quỷ synancela verrucosa bloch & schneider 1801
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển tự động phù hợp với công nghệ ép sản phẩm cho dây chuyền thiết bị sản xuất gạch không nung cốt liệu tại tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu phương pháp đánh giá kết quả dạy và học bằng trắc nghiệm khách quan Xây dựng thí điểm một hệ thống khảo thí trực tuyến trên mạng
- Nghiên cứu xác định dòng chảy môi trường của hệ sông hồng - Sông Thái Bình và đề xuất các giải pháp duy trì dòng chảy môi trường phù hợp với các yêu cầu phát triển bền vững tài nguyên nước - Tổng quan nghiên cứu xác định dòng chảy môi trường và các biện p
- Kết quả khoa học và công nghệ đề tài: Nghiên cứu địa chất tầng nông đến độ sâu 200m nước vùng ven biển và biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) phục vụ đánh giá sa khoáng vật liệu xây dựng và quy hoạch sử dụng hợp lý không gian biển Việt Nam
- Nuôi cua (Scylla paramamosain) bán thâm canh theo hai giai đoạn tại xã Hàm Rồng và Hàng Vịnh huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau
- Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát hiện vật ngoại lai và động vật trên khu bay
- Nghiên cứu thiết kế chế thử các thiết bị và hệ thống đo lường cảnh báo điều khiển chủ yếu trên tàu chở dầu 100000 T
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2019-02/KQNC-CS
Đánh giá thực trạng các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2016-2017 tại tỉnh Lâm Đồng và đề xuất một số giải pháp
Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
ThS.BS. Võ Kim Hải
ThS. BS. Nahria Ka Sum, BSCKII. Nguyễn Văn Hòa, BSCKII. Vũ Thanh Hương, BSCKII. Đỗ Phú Nhựt, BSCKI. Trần Dương Ngọc, CN. Nông Thị Thái Tuyền, BS. Nguyễn Văn Luyện, CN. Phạm Văn Khuyến, BS. Phan Thị Hải
Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế
01/01/2017
01/12/2017
2018
Lâm Đồng
88
gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.
Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động TT- DSK về sự đầu tư về cơ sở vật chất và nguồn lực hiệu quả để góp phần vào công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân tại địa phương, để có bằng chứng làm cơ sở cho vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2016-2017 tại tỉnh Lâm Đồng và một số giải pháp”. Nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu:
(1) Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực TT- DSK tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2016-2017; (2) Mô tả kiến thức, thực hành về TT- DSK của cán bộ y tế thuộc mạng lưới TT- DSK trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và một số yếu tố liên quan; (3) Đánh giá thực trạng hoạt động TT- DSK và đề xuất ngành Y tế một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động TT. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 516 đối tượng làm công tác TT- GDSK tại 25 đơn vị và 147 Trạm Y tế trong toàn tỉnh, với thiết kế mô tả cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1) Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực TT-GDSK tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2016-2017.
- Tuyến tỉnh, huyện:92% các đơn vị tuyến tỉnh, huyện được khảo sát có phòng, tổ truyền thông. 72% phòng truyền thông là phòng tư vấn, lồng ghép với các phòng khác. Chỉ có 1,3% cơ sở y tế khảo sát có máy hút ẩm, 16% có loa cầm tay, 24% có bảng viết di động, 40% có máy ảnh, 44% có tăng âm, loa nén, micro.
Về trình độ cán bộ làm công tác truyền thông:đại học -sau đại học chiếm tỷ lệ54,6%; trung cấp chiếm 30,7%; sơ cấp chiếm 14,7%. 52% cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện được khảo sát hài lòng về mức thu nhập như hiện nay. Đa số các đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) được khảo sát là kiêm nhiệm thêm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (76,1%). 34,7% ĐTNC có thời gian thâm niên làm công tác TT-GDSK từ 5- 10 năm và có thời gian thâm niên công tác tại đơn vị là 30,7%.
- Tuyến xã:Tính đến tháng 10/2017, toàn tỉnh Lâm Đồng có 136 TYT xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia chiếm tỷ lệ 92,5%, chỉ còn 11 TYT xã chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 7,5%. Trạm Y tế có số lượng cán bộ trên 5 người chiếm tỷ lệ 53,1%, có số lượng cán bộ dưới 5 người chiếm tỷ lệ 46,9%. 97% TYT các xã đều có góc truyền thông; phòng truyền thông thường được đặt ở phòng tư vấn hay ở vị trí khác/ lồng ghép 94%; 97% TYT có trang thiết bị tại góc truyền thông các loại trang thiết bị như: Tủ nhiều ngăn đựng tài liệu , bàn để sách, mô hình, tranh; ghế dài (98%), giá treo tranh và 100% TYT có apphích tuyên truyền.
51% trạm có tăng âm, loa nén, micro. Chỉ có 10% trạm có bảng viết di động. Không trạm nào có máy ảnh kỹ thuật số, máy hút ẩm bảo quản thiết bị.
Các hình thức truyền thông của Trạm Y tế chủ yếu là truyền thanh qua hệ thống loa, tư vấn tại hộ gia đình và tại Trạm y tế (100%), nói chuyện sức khỏe (99,8%), truyền thông bằng tranh ảnh, tờ rơi (99,3%). Nội dung truyền thông chính là các chương trình MTYTQ (99,3%), phòng chống dịch bệnh (99,5%), các vấn đề về y tế của địa phương (95,7%).
Cán bộ có trình độ đại học-sau đại học chiếm 78,6%; Có 48,5% cán bộ TYT xã làm công tác TT-GDSK tuyến xã hài lòng với mức thu nhập hiện nay.
Đa số các ĐTNC được khảo sát là kiêm nhiệm thêm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (77,5%), phần lớn cán bộ y tế có thời gian công tác tại TYT từ 1 - 5 năm là 27,9%; làm công tác truyền thông tại TYT từ 10 – 20 năm chiếm tỷ lệ 30,6%.
2) Kiến thức, thực hành cán bộ làm công tác TT-GDSK tương đối tốt ở tuyến tỉnh, huyện, Trạm Y tế xã trong tỉnh.
3) Thực trạnghình thức TT-GDSK:98% cán bộ làm công tác TT- DSK cho rằng muốn đánh giá kết quả công tác truyền thông thì phải tiến hành đánh giá sau khi truyền thông. Điều kiện để một cán bộ làm công tác truyền thông cần phải có kỹ năng (98,4%), có kiến thức chuyên môn (98,2%) và có đầy đủ các tài liệu TT-GDSK (97,2%); 99,6% cán bộ y tế làm công tác TT- DSK được phỏng vấn trong toàn tỉnh cho rằng truyền thông trực tiếp là hiệu quả nhất.
Giải pháp trong thời gian tới: Các cấp, ngành y tế quan tâm đầu tư cho đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông tại cơ sở với các hình thức đào tạo như đào tạo liên tục, tập huấn cập nhật kiến thức kỹ năng truyền thông; đầu tư kinh phí 1,5% cho hoạt động truyền thông tại các đơn vị theo quy định của Bộ Y tế; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; trang thiết bị phục vụ cho hoạt động truyền thông; xây dựng và duy trì các mô hình điểm như mô hình truyền thông phòng chống bệnh tay chân miệng tại Lâm Hà, mô hình truyền thông sốt xuất huyết tại cộng đồng huyện Cát Tiên, Thành phố Bảo Lộc khi đi tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết tại khu dân cư, tuyên truyền viên sử dụng loa tay đọc thông điệp truyền thông mỗi nhà, cụm dân cư khoản 15 phút để người dân hiểu rõ nội dung và cách phòng chống dịch bệnh.
Điểm mới của đề tài chúng tôi là đề tài được nghiên cứu trong toàn ngành và chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng công tác TT-GDSK tại Lâm Đồng.
Truyền thông, giáo dục sức khỏe
Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ Lâm Đồng
LDG-2019-002