liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,083,569
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

18/2021.CS

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả việc quản lý và sử dụng phương tiện đo tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Bộ Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

Ths. Mạc Thị Kim Thoa

• Ths. Hoàng Công Bình- Thành viên chính. • CN. Nguyễn Thị Phương Lan- Thành viên chính. • Ths. Lê Thành Kông- Thành viên • Ths. Nguyễn Thị Hải Vân- Thành viên kiêm thư ký. • CN. Phùng Thị Ngát- Thành viên

Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin không xếp vào mục nào khác

01/01/2021

01/11/2021

2021

Bắc Giang

Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo (Luật Đo lường năm 2011). Có thể thấy rằng đo lường là một lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật gần gũi và gắn bó mật thiết với đời sống con người. Đo lường tạo ra cơ sở tin cậy để thuận mua vừa bán, đảm bảo công bằng và tin cậy lẫn nhau trong thương mại, trong giao lưu kinh tế giữa con người và giữa các nước với nhau; đồng thời đo lường tạo ra cơ sở định lượng để có được các quyết định đúng đắn liên quan đến an toàn và tính mạng của mọi người.
Theo Luật Đo lường năm 2011, hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.
Trong thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu về đo lường như đề tài đánh giá thực trạng việc sử dụng phương tiện đo thuộc lĩnh vực đo khối lượng (cân kỹ thuật) trong kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đề xuất giải pháp quản lý; đề tài thực trạng hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) và xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh LPG và kinh doanh xăng dầu hiện nay. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng phương tiện đo tại các doanh nghiệp khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp, trên địa bàn tỉnh hiện có 6 khu công nghiệp là Vân Trung, Đình Trám, Song Khê Nội Hoàng, Quang Châu, Việt Hàn và Hoà Phú với tổng diện tích 1.462 ha, trong đó đề tài lựa chọn 4 khu công nghiệp có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động gồm khu công nghiệp Vân Trung, Đình Trám, Song Khê Nội Hoàng và Quang Châu. Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở hai huyện Việt Yên và Yên Dũng nằm ngay trên quốc lộ 1A nên rất thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ngành nghề thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh chủ yếu là gia công, lắp ráp linh kiện điện tử; cơ khí chế tạo; pin năng lượng mặt trời, may mặc...Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong 4 khu công nghiệp khoảng hơn 300 doanh nghiệp trong đó chọn 100 doanh nghiệp ngẫu nhiên thực hiện điều tra.
 Hiện nay Nhà nước ta đã xây dựng và hình thành tương đối đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo lư­ờng bao gồm Luật Đo l­ường năm 2011, Nghị định 86/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường và các văn bản do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Song hành với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chúng ta cũng đã xây dựng nên đư­ợc một hệ thống văn bản kỹ thuật đo l­ường Việt Nam khá đầy đủ để thực thi các công việc cụ thể nh­ư thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn phư­ơng tiện đo và chuẩn đo l­ường nhằm từng bư­ớc đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo công bằng xã hội liên quan đến đo lường.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt đư­ợc, các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về đo lường ch­ưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu hài hoà để hội nhập khu vực và quốc tế, có lúc công tác thanh tra, kiểm tra còn chư­a phát hiện, ngăn ngừa kịp thời các gian lận thương mại liên quan đến đo lư­ờng.
Một số tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng phương tiện đo chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định về kiểm định định kỳ như áp kế, cân bàn....Những bất cập đó một phần có nguyên nhân chủ quan của các tổ chức quản lý, sử dụng như: cố tình vi phạm quy định của pháp luật để thực hiện các hành vi gian lận nhằm thu lợi bất chính; thiếu trách nhiệm, xem nhẹ công tác kiểm định; không tự giác tìm hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về phương tiện đo nhóm 2, chưa chú trọng công tác tự kiểm tra định kỳ, theo dõi, bão quản phương tiện đo; sửa chữa, thay thế phương tiện đo thiếu kịp thời,... Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật trong một số lĩnh vực còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra đối với một số phương tiện đo thiếu thường xuyên; các tổ chức kiểm định trên địa bàn chưa đủ năng lực kiểm định một số loại phương tiện đo; một số tổ chức, cá nhân còn gặp khó khăn trong công tác kiểm định định kỳ; hiểu biết của người tiêu dùng về phương tiện đo mặc dù đã được nâng lên so với trước đây nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa ý thức được quyền và lợi ích của mình; đội ngũ cán bộ quản lý phương tiện đo của doanh nghiệp còn thiếu kiến thức chuyên sâu về phương tiện đo; một số quy định của pháp luật đối với phương tiện đo thiếu rõ ràng, nhiều cách hiểu gây nhiều khó khăn khi thực hiện; phương tiện đo phục vụ cho công tác thanh kiểm tra chưa được trang bị đầy đủ cũng phần nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý...
Trên cơ sở thực trạng đó, các cơ quan quản lý nhà nước đối với phương tiện đo cần thực hiện nhiều nhóm giải pháp phù hợp với từng đối tượng khác nhau trong đó cần tập trung các giải pháp như: tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đối với phương tiện đo nhóm 2 nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về đo lường; khuyến khích các tổ chức quản lý, sử dụng phương tiện đo tham gia tích cực vào hoạt động quản lý; nâng cao năng lực của hệ thống các tổ chức kiểm định trên địa bàn đáp ứng nhu cầu kiểm định của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; tổ chức đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường thông tin, phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận; khuyến khích áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng, công nghệ thông tin vào hoạt động của các tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong đó có lĩnh vực quản lý phương tiện đo.
Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp trên, Đề tài đã đạt được các mục tiêu ban đầu đặt ra. Đó là: Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng phương tiện đo tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng phương tiện đo tại các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
 

Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

NVCS104/2021