Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

09/2020/KQNC

Đề xuất giải pháp giảm thiểu chi phí logistics ngành dịch vụ logistics tỉnh Quảng Ninh

Trường Đại học Ngoại thương

UBND Tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh/ Thành phố

TS. BÙI DUY LINH

- PGS.TS. Bùi Anh Tuấn - PGS.TS. Trịnh Thị Thu Hương - TS. Nguyễn Phúc Hiền - TS. Trần Thị Hiền - ThS. Phạm Thanh Hà - TS. Trịnh Thị Thanh Thủy- ThS. Lê Thị Ngọc Lan - CN. Nguyễn Quốc Anh - CN. Dương Mạnh Hà - CN. Nguyễn Thị Hồng Mai - CN. Trần Thị Thu Hải - CN. Vũ Thị Hoa

01/01/2018

01/12/2019

1. Tính cấp thiết Với vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, ngành dịch vụ logistics được coi là một ngành dịch vụ chiến lược của tỉnh. Cụ thể, trong Kế hoạch số 14/KH-UBNH ngày 28/07/2017, của UBND tỉnh Quảng Ninh về Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, mục tiêu phát triển của tỉnh là đến năm 2020, tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ logistics đạt từ 16 – 17% vào ngành dịch vụ của tỉnh, đạt từ 6 – 7% GDP của tỉnh; đến năm 2025, tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ logistics đạt từ 18 – 20% vào ngành dịch vụ của tỉnh, đạt từ 8 – 10% GRDP của tỉnh. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã xácđịnh các yêu cầu cần thực hiện trong thời gian tới bao gồm: đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, quy hoạch và hình thành hệ thống kho bãi, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động cung ứng dịch vụ logistics, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics tham gia vào cung ứng dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu chuỗi cung ứng toàn cầu để lựa chọn các ngành mũi nhọn, phát triển hệ thống cảng biển và tạo liên kết phát triển logistics trong khu vực và ngoài khu vực cảng nhằm giảm tối đa chi phí logistics và tăng hiệu quả hoạt động. Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), chi phí dịch vụ logistics tại Việt Nam còn rất cao, tương đương 21% GDP, trong khi với các nước phát triển chi phí này chỉ 10-14% GDP. Trong khi đó, theo WB, chi phí logistics tại Việt Nam đang chiếm 12,2% tổng giá thành hàng hóa xuất khẩu của ngành hải sản, 9,3% ngành dệt may, 29,8% ngành gạo, 11,7% ngành giày da, 29,5% ngành rau quả, 19,8% ngành đồ uống, 22,8% ngành nội thất, và 9,5% ngành cà phê. Trong đó, chi phí vận tải chiếm khoảng 30% tổng chi phí logistics. Một nghiên cứu của VLA vào năm 2015 cũng đưa ra những số liệu đáng quan tâm, như có 33% DN cho rằng chi phí logistics chiếm 5- 15% giá trị lô hàng xuất khẩu; 16,67% DN cho rằng chi phí này chiếm 35-45% giá trị lô hàng xuất khẩu. Có thể thấy, chi phí logistics quá cao đang là yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tại Quảng Ninh nói chung. Trong khi đó, tại Việt Nam không có nhiều nghiên cứu về giảm chi phí logistics, cho tới nay cũng chưa có một nghiên cứu nào đi sâu về giải pháp giảm chi phí logistics trên địa bàn tỉnh.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu: Nhìn chung những nghiên cứu trước đó liên quan đến đề tài chỉ đề cập đến logistics dưới góc độ lý thuyết chung cũng như làm sao để phát triển dịch vụ này ở Việt Nam, hay đâu là giải pháp để phát triển dịch vụ logistics trong một lĩnh vực cụ thể nào đó (Vận tải giao nhận, thủy sản…). Giảm chi phí logisctics chỉ được các tác giả đề cập một cách sơ lược mà rất ít các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Có thể thấy, theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, chưa có một công trình nghiên cứu nào trong nước về các giải pháp giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài lại càng có ý nghĩa cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh, Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhệm vụ cụ thể của nghiên cứu bao gồm: - Làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan đến logistics, ch phí logistics và giảm chi phí logistics. - Làm rõ thực trạng hệ thống logistics của tỉnh Quảng Ninh và chi phí logstics của các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh - Khảo sát thông qua bảng hỏi về chi phí logistics của các doanh nghiệp và đánh giá ảnh hưởng của hệ thống logistics tỉnh Quảng Ninh tới việc giảm chi phí logistics của doanh nghệp. - Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí logistics cho các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Nnh thông qua các nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp và tỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế: Căn cứ vào các tài liệu trong và ngoài đã công bố, cập nhật các công bố mới trong lĩnh vực nghiên cứu để rút ra những vấn đề lý luận về chi phí logistics của doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp logic: nhằm phân tích, đánh giá, so sánh cơ cấu chi phí logistics của các doanh nghiệp sản xuất Quảng Ninh so với các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới. Phương pháp điều tra, thống kê, mô hình hóa: rút ra những kết luận có tính khoa học, khái quát và có thể áp dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất những kiến nghị cụ thể với tỉnh và các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh để tối ưu hóa chi phí logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghiên cứu tiến hành khảo sát điều tra trong nước về giảm thiểu chi phí logistics, cụ thể bao gồm: Khảo sát doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh bà phỏng vấn điều tra các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia về hoạt động logistics Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua bảng hỏi khảo sát, thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn chuyên gia Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ các báo cáo, hồ sơ lưu trữ, cũng như tài liệu từ các cơ quan, đơn vị có độ tin cậy cao. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ kết quả điều tra khảo sát, đề tài sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích tác động của các nhân tố cấu thành chi phí logistics, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tối ưu chi phí.

191/GCN-UDTK