
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị khoan lỗ sâu điều khiển CNC
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp và blend trên cơ sở cao su epoxi hóa
- Nghiên cứu các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển Việt Nam
- Nghiên cứu động thái môi trường đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam làm cơ sở lựa chọn phương án quản lý-Chuyên đề: Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ( Tỉnh Thừa Thiên - Huế )
- Một số giải pháp phát huy vai trò của đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào công tác hội chẩn tư vấn khám chữa bệnh từ xa tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Tầm soát bệnh sỏi thận trong khám sức khỏe tài xế lái xe ô tô qua siêu âm bụng tổng quát
- Nghiên cứu thiết kế và triển khai hệ thống đỗ xe tự động tại Việt Nam - BTư vấn xây dựng tiêu chuẩn
- Nghiên cứu phát triển mô hình tương tác tàu-cầu và ứng dụng các mô hình học máy trong phân tích động lực học một số loại cầu đường sắt điển hình - Định hướng áp dụng cho công tác tối ưu hóa thiết kế công trình cầu đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam trong tương lai
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá cảnh có giá trị xuất khẩu



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
11/2020/KQNC
Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn cây tùng La Hán (lá ngắn) tại Yên Tử – Quảng Ninh
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh
UBND Tỉnh Quảng Ninh
Cơ sở
ThS. TRẦN VĂN TAM
ThS. Đặng Văn Lãm - ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng - ThS. Nguyễn Thị Thu Thùy- ThS. Ngô Văn Kỳ - CN. Nguyễn Ngọc Sơn;
01/09/2018
01/12/2019
Cây tùng La Hán (Podocarpus macrophyllus) là một loài cây cảnh thuộc họ Thông tre (Podocarpaceae) thường được trồng làm cảnh trong công viên, đình chùa, vườn nhà. Cây thuộc loại cây gỗ lớn, cành nhánh nhiều, dài, mọc ngang hay rủ xuống.
Lá của cây tùng La Hán mọc so le, có dạng hình xoắn ốc, dày, cứng và có màu xanh đậm. Lá cây bền, ít rụng và xanh quanh năm. Quả của cây tùng La Hán có dạng hình trứng, khi chín có màu đỏ tía nhìn giống ông La Hán khoác áo cà sa nên cây có tên gọi là tùng La Hán.
Tùng La Hán (lá ngắn) có nhiều ưu điểm nổi trội đó là cây sống lâu năm, cây thường xanh, chịu hạn, chịu nhiệt, chiụ cớm nắng, chống chịu sâu bệnh tốt, phân cành gọn, bộ lá đẹp, màu xanh sáng, hoa màu trắng nhỏ, quả màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím, quả chín có 2 phần, phần đài quả màu xanh, và phần quả màu tím, quả có thể ăn được với vị ngọt hơi chua, theo các nhà y học Trung Quốc và kinh nghiệm 1 số người dân thì quả dùng để ngâm rượu, làm thuốc chữa bệnh huyết áp, gan, thận…
Tùng La Hán có ở Việt Nam từ lâu, được nhiều người biết đến như 1 loại cây cảnh quý, có giá trị rất cao, theo các nhà thực vật học Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, cây tùng La Hán ở Việt Nam có nhiều các biến chủng khác nhau, được phân bố ở nhiều rừng Quốc gia Yên Tử, tuy nhiên những năm qua do xây dựng và mở đường cáp treo, nên số lượng cây giảm nhiều. Hiện tại số lượng tùng La Hán có đường kính gốc >20cm còn lại không nhiều và có nguy cơ cạn kiệt, rất cần phải bảo tồn và phát triển.
1.2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát:
- Đánh giá được hiện trạng, tình hình phát triển cây tùng La Hán (lá ngắn) tại Yên Tử nhằm đưa ra giải pháp bảo tồn lưu giữ, phát triển giống cây quí hiếm này.
Mục tiêu cụ thể:
- Điều tra, đánh giá và lập được bản đồ hiện trạng phân bố cây tùng La Hán (lá ngắn).
-Hoàn thiện 02 quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc
- Xây dựng phương án và đưa ra giải pháp bảo tồn, lưu giữ, phát triển cây tùng La Hán tại Yên Tử.
193/GCN-UDTK