Toàn tỉnh có 9 nhóm đất và 31 đơn vị chú dẫn bản đồ đất tương đương với loại đất theo phân loại Việt Nam. Trong đó có mặt cả những loại đất có độ phì khá như đất nâu đỏ, đất nâu vàng, đất nâu thẫm trên đá bazan. Đất có độ phì trung bình như đất phù sa, đất xám trên phù sa cổ. Các đất có độ phì thấp như đất xám, đất vàng đỏ trên đá granit. Một số đất có vấn đề như đất cát, đất phù sa úng nước, đất có tầng mỏng dưới 30cm có đá lộ đầu. Phần lớn diện tích đất phân bố ở địa hình khá bằng phẳng ít dốc và có tầng dày >70cm. Trên cơ sở xem xét tổng hợp các yếu tố môi trường tự nhiên nông – lâm nghiệp gồm đất, nước, địa hình…đã phân biệt được 65 đơn vị đất đai khác nhau, mỗi đơn vị đất đai được xem như là là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên đã xác định. Để xác định khả năng bố trí sử dụng đất nông nghiệp của vùng, 10 loại hình sử dụng đất đã được đưa ra đánh giá thích nghi, trên cơ sở áp dụng phương pháp đánh giá do tổ chức Lương Nông Quốc Tế (FAO) đề nghị. Kết qủa đánh giá cho thấy đất đai trong vùng có phạm vi thích nghi khá rộng với nhiều loại hình sử dụng khác nhau. Đạc biệt trong điều kiện có tưới, có thể trồng các loại cây lâu năm như tiêu, cây ăn qủa, điều, cao su… các loại cây trồng cạn hàng năm, chuyên canh lúa hoặc luân canh lúa màu. Trên cơ sở thích nghi của từng loại hình sử dụng đất đã tổng hợp lên 26 kiểu thích nghi đất đai. Những hạn chế chính cho bố trí sử dụng đất ở trong vùng là các đất có vấn đề như đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất bị ngập lũ trong mùa mưa, một số khu vực đất tầng mỏng có đá lộ đầu ở một số chân đất đỏ vàng, đất xám trên đá granit, đất cát ven biển, đất cồn cát và cát đỏ. Vì vậy, để tăng khả năng thích nghi với cây trồng cần phải quan tâm đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi. Riêng đối với các đất có vấn đề, khi bố trí sử dụng, bên cạnh mức độ thích nghi của loại hình sử dụng đất được bố trí, cần phải chú ý đến vấn đề môi trường sinh thái với quan điểm sử dụng đất vừa có hiệu qủa kinh tế vừa bảo vệ môi trường cho sử dụng lâu bền. Trong bố trí sử dụng đất cần ưu tiên nhóm cây trồng có nhu cầu ít nước, cây trồng có thị trường tiêu thụ. Bố trí mùa vụ để tận dụng nước trong mùa mưa. Điều tra đánh giá thích nghi lần này được tiến hành trên toàn bộ phần đất nông nghiệp trong huyện, với tý lệ bản đồ nhỏ 1/25.000. Nên việc ứng dụng kết qủa trên đối với người dân còn nhiều hạn chế. Để có những đề xuất cụ thể như chế độ bón phân, cải tạo đất, sử dụng đất đối với từng khu vực, từng cánh đồng thậm chí từng thửa ruộng, cần thiết phải có những điều tra đất nông hóa chi tiết trên phạm vi từng xã, từng vùng chuyên canh…với tỷ lệ bản đồ lớn 1/10.000 hoặc 1/5.000. b) Hiệu qủa dự kiến: Đưa ra các cơ sở khoa học để bố trí sản xuất nông – lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đề xuất khả năng, quy mô phát triển nông nghiệp, nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đề xuất sử dụng đất, biện pháp nhằm bảo vệ và cải tạo đất và khắc phục các yếu tố hạn chế.