- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả cắt giảm đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực của ngành công thương và định hướng cải cách trong thời gian tới
- Kết quả nghiên cứu chọn lọc giống đậu tương AK06
- Nghiên cứu phương pháp tính giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh đất ở và nhà ở ở Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu cơ sở lý luận thực tiễn và đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học và công nghệ của các tạp chí và bản tin khoa học và công nghệ địa phương
- Nghiên cứu xử lý kháng khuẩn cho vải cotton từ các chiết xuất thực vật tự nhiên
- Hoàn thiện công nghệ tạo chế phẩm sinh học dạng viên dùng trong xử lý ao nuôi thuỷ sản
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý ảnh để theo dõi phân loại tự động sự phát triển của phôi trứng gia cầm ứng dụng trong chăn nuôi công nghệ cao
- Nghiên cứu đề kháng insulin giảm tiết insulin và tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ cao bị đái tháo đường tại bệnh viện Thống Nhất
- Đề tài nhánh: Xây dựng luận cứ tiêu chuẩn nguyên tắc về phân vạch địa giới và quản lý địa giới hành chính
- Nghiên cứu cấu trúc hình thái và thuộc tính hấp phụ của vật liệu MnOx bằng cách kết hợp các phương pháp phân tích vật lý hóa học và hạt nhân
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
28/GCN- KHCN
Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất kế hoạch bảo tồn phát triển một số loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Bắc Giang
Viện Dược Liệu
UBND Tỉnh Bắc Giang
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS Phạm Thanh Huyền
ThS. Nguyễn Quỳnh Nga, PGS. TSKH. Nguyễn Minh Khởi, ThS. Phạm Văn Trưởng, ThS. Đặng Minh Tú, ThS. Nguyễn Văn Hiếu, ThS. Lại Việt Hưng, ThS. Từ Quốc Hiệu, ThS. Trương Đức Đáng, BS. CKI. Trần Quang Thi, ThS. Ngô Hoàng Điệp
Bảo vệ thực vật
01/05/2020
01/05/2023
2023
Bắc Giang
292
Kết quả điều tra đã ghi nhận ở Bắc Giang có 815 loài có giá trị làm thuốc. Trong đó: 812 loài cây thuốc thuộc 163 họ, 516 chi và 03 loài nấm. Xác định được 43 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cần bảo tồn, 99 loài có tiềm năng khai thác và đã thu thập 1.164 tiêu bản cây thuốc ở tỉnh Bắc Giang. Xây dựng được bộ Danh lục các loài cây thuốc tỉnh Bắc Giang, Danh lục các loài cây thuốc cần được bảo tồn và Danh lục các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác tại tỉnh Bắc Giang. Đồng thời xây dựng được bộ bản đồ (Bản đồ các loài cây thuốc quý hiếm cần được bảo vệ; Bản đồ các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác; Bản đồ các loài cây thuốc trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang) phục vụ công tác bảo tồn và phát triển dược liệu của tỉnh Bắc Giang. Xây dựng vườn Bảo tồn tại chỗ các nguồn gen cây thuốc quý hiếm tại Khu dự trữ thiên nhiên Tây Yên Tử diện tích 20ha. Bảo tồn tại chỗ các đối tượng quý hiếm tại: Khu bảo tồn đa dạng sinh học Rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Khu bảo tồn cảnh quan sinh thái đa dạng sinh học Suối Mỡ. Xây dựng vườn bảo tồn chuyển chỗ tại các Chi hội đông y, Trung tâm y tế xã, Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ, Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Khu du lịch sinh thái Xuân Lung – Thác Ngà. Đề xuất nhóm giải pháp về quản lý, bảo tồn, khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên dược liệu của tỉnh Bắc Giang như: Giải pháp về quản lý nhà nước; Giải pháp về chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Giải pháp đào tạo nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực; Giải pháp về nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật; Giải pháp về tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến; Giải pháp về liên kết thị trường và tiêu thụ sản phẩm; Giải pháp về huy động vốn đầu tư. Đồng thời xây dựng tiến độ, tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ/dự án ưu tiên triển khai trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Bắc Giang
Cây dược liệu
Trung tâm Ứng dụng KHCN Bắc Giang
13/85/2023/KQNVCT