
- Hệ thống cơ quan phòng chống tham nhũng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
- Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kinh tế khoa học và kỹ thuật để cải tiến cơ cấu bữa ăn trong những vùng sinh thái khác nhau cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm hiện nay nhằm nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của nhân dân (Báo cá
- Xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể Mật ong Tản Viên Ba Vì huyện Ba Vì thành phố Hà Nội
- Ứng dụng công nghệ mới làm đường giao thông sử dụng hóa chất Viss + vôi trên nền đất
- Đánh giá diễn biến môi trường khu vực trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội của hai vùng tam giác phía Bắc và phía Nam Chuyên đề: Tình hình phát triển kinh tế-xã hội và diễn biến môi trường thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống LIDAR ứng dụng trong đo đạc các thông số khí quyển
- Tổng hợp vật liệu khung hữu cơ lưỡng kim loại M/Ti-MOF (M:Fe Ni Co; Cu) và ứng dụng trong xúc tác quang hóa phân hủy Rhodamine B
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm chức năng bột gạo mầm
- Nghiên cứu chế tạo hỗn hợp sơn khuôn đúc gang thép hợp kim chất lượng cao thay thế nhập ngoại để đúc các chi tiết máy phục vụ xuất khẩu
- Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tham mưu giúp cấp ủy các cấp trong Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Xây dựng và phát triển mô hình tôm - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang
Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang
Tỉnh/ Thành phố
Ks. Nguyễn Hoàng Tâm
Ths.Lê Kim Ngọc, Ks.Phạm Công Lịnh, Ks.Trần Văn Đẹp, Ks.Sơn Ngọc Huyền, Ths.Hứa Huy Bình, Ths.Nguyễn Thị Thùy Lam, Ks.Nguyễn Thị Cẩm Ngân, Ks.Lê Hoàng Anh, CN.Nhan Thị Bảo Xuyên, CN.Dương Kim Sơn, Ts.Lê Hồng Việt;
Thuỷ sản
01/05/2017
01/05/2019
2020
Hậu Giang
110
- 2019 nhằm đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với vùng đất phèn bị nhiễm mặn vào mùa khô. Vụ nuôi tôm bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, và vụ lúa Đông Xuân bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Tôm sú (PL16-PL20) được thuần hóa độ mặn xuống 3‰ và thả nuôi trong mô hình quảng canh (QC) với mật độ 2 con/m2, không cho ăn bổ sung, và mô hình quảng canh cải tiến (QCCT) thả với mật độ 4 con/m2, có cho ăn bổ sung. Kết quả sau 5 tháng nuôi trong điều kiện độ mặn thấp (dưới 4 ‰) và thời tiết nắng nóng, nhiệt độ nước trong ruộng cao (30,2 - 34,1oC), năng suất tôm đạt 104,0 - 128,7 kg/ha/vụ (mô hình QC) và 228,9 - 241,2 kg/ha/vụ (mô hình QCCT). Mặc dù, ở mô hình QC lợi nhuận bình quân (13,3 triệu đồng/ha) đạt thấp hơn mô hình QCCT (20,7 triệu đồng/ha) nhưng tỷ suất lợi nhuận (1,1) đạt cao hơn so với mô hình QCCT (0,7). Năng suất lúa vụ Đông Xuân đạt từ 4,5 - 6,5 tấn/ha, lợi nhuận đạt từ 12,5 - 23,4 triệu đồng/ha.
Như vậy có thể thấy, mô hình tôm sú - lúa luân canh phù hợp với vùng đất phèn bị nhiễm mặn vào mùa khô ở ngoài đê bao ngăn mặn xã Lương Nghĩa. Mô hình đã tận dụng được nguồn nước mặn xâm nhập như một tài nguyên quý giá cùng với đất đai đã giúp người dân nâng cao thu nhập gấp 2,0
- 2,1 lần so với trước đây chỉ trồng 1 vụ lúa/năm, thời gian còn lại bỏ đất trống. Doanh thu ở mô hình QC đạt 53,0 triệu đồng/ha và ở mô hình QCCT đạt 92,3 triệu đồng/ha, trong đó vụ nuôi tôm đóng góp tương ứng 48,1% và 55,9% doanh thu của toàn hệ thống tôm - lúa. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu
quả kỹ thuật cũng như hiệu quả về kinh tế của mô hình cần đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật theo quy trình khuyến cáo, thường xuyên theo dõi và quản lý tốt các yếu tố môi trường, dịch hại.
Tôm, lúa, đất phèn, nhiễm mặn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
hgi-2020-004