Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Điều tra đánh giá trình độ công nghệ một số ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

UBND Tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh/ Thành phố

TS. Lưu Duẫn

ThS. Trịnh Khánh Sơn, KS. Hoàng Lân Huynh, ThS. Lưu Mai Hương, ThS. Trần Trọng Vũ, KS. Phạm Anh Thơ, KS. Nguyễn Văn Hải, KS. Tạ Lê Quốc An, TS. Lý Nguyễn Bình, TS. Nguyễn Mười, KS. Từ Minh Dũng

Toán học cơ bản

01/06/2007

31/12/2009

2009

Sóc Trăng

176 tr. + phụ lục

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá trình độ công nghệ một số ngành sản xuất chủ yếu của tỉnh: chế biến thủy sản, xay xát lúa gạo, sản xuất mía đường, sản xuất bánh pía, lạp xưởng, sản xuất gạch xây dựng; đề xuất các giải pháp phát triển công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Đề tài đã sử dụng phương pháp luận Atlas công nghệ để đánh giá, đo lường được hàm lượng công nghệ của một công ty; dùng phương pháp trắc lượng công nghệ để đo lường mức độ đóng góp của 4 thành phần công nghệ trong một quá trình chuyển đổi xác định, bao gồm kỹ thuật (T), con người (H), thông tin (I) và tổ chức quản lý (O). Đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá công nghệ của 16 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc các ngành sản xuất nêu trên. Ngành chế biến thủy sản Sóc Trăng được trang bị các thiết bị, công nghệ tiên tiến, ngang bằng các nước trong khu vực Đông Nam Á; ngành xay xát lúa gạo với các trang thiết bị đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa xuất khẩu,...; kiến nghị các giải pháp phát triển công nghệ như nguồn vốn đầu tư; chính sách về thuế, ưu đãi đầu tư; khuyến khích hỗ trợ, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thị trường, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; xây dựng phần mềm quản lý công nghệ. Riêng phần mềm quản lý công nghệ sẽ giúp cho ngành khoa học và công nghệ quản lý trình độ công nghệ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời có thể chia quyền sử dụng phần mềm này cho doanh nghiệp thông qua môi trường web. Các doanh nghiệp sẽ được kết nối và sử dụng phần mềm với vai trò người dùng (user) để tự cập nhật thông tin và đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp mình.

Trình độ công nghệ, xay xát lúa, xây dựng, doanh nghiệp