liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Dự án sản xuất thử nghiệm rau an toàn tại huyện Chợ Mới và An Phú

Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh An Giang

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh/ Thành phố

KS. Lê Hồng Tợ

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

01/2010

10/2010

2010

Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh An Giang

27

“Dự án sản xuất thử nghiệm rau an toàn tại huyện Chợ Mới và An Phú” được thực hiện nhằm mục tiêu: * Mục tiêu chung Góp phần bảo vệ môi trường chung và sức khỏe con người thông qua những sản phẩm rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng, tăng thu nhập cho nông dân. * Mục tiêu cụ thể Tổ chức 04 lớp tập huấn cho 90 nông dân những kiến thức cần thiết trồng rau an toàn. Hỗ trợ cho 50 nông dân áp dụng trồng thử nghiệm với diện tích 05 ha gồm 04 loại rau như: khổ qua, dưa leo, đậu Cove và đậu đũa để cung cấp cho thị trường. Thông qua kết quả sản xuất thử nghiệm của mô hình để đánh giá tiêu chuẩn sản phẩm so với Quyết định 99/2008/QĐ-BNN về quy định sản xuất rau an toàn. Thực hiện thí điểm để góp phần xây dựng hoàn chỉnh những tiểu vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn của 02 huyện. Hình thành 03 Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn ở 3 xã: Hòa Bình, Hòa An – Chợ Mới và Vĩnh Trường – An Phú, trước mắt trong vụ Đông Xuân 2010-2011 đã nhân rộng với diện tích 10 ha. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáp ứng tăng giá trị hàng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân * Kết quả đạt được Tổ chức mô hình chuyển giao kỹ thuật sản xuất thử nghiệm rau an toàn ở 2 huyện Chợ Mới và An Phú, kết quả đã giúp cho nông dân tham gia dự án hiểu và quen dần sử dụng phân hữu cơ sinh học và phân chuồng hoặc thuốc BVTV gốc sinh học cho cây trồng nói chung và đối với sản xuất rau an toàn nói riêng. Hạn chế dung phân – thuốc gốc hóa học để thay bằng phân – thuốc gốc hữu cơ sinh học nhằm phục hồi lại độ phì nhiêu cho đất (nhất là những vùng đã có hệ thống đê bao khép kín hiện nay trong tỉnh) từ đó giúp nông dân giảm được chi phí trong sản xuất và có lợi nhuận cao. Thông qua mô hình đã giúp cho nông dân hiểu được các chất độc như thuốc BVTV, phân hóa học lưu tồn trong nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường, làm thay đổi thời tiết khí hậu ảnh hưởng cây trồng vật nuôi và con người. Tổ chức 02 lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật sản xuất các loại rau an toàn gồm: Khổ qua, đậu COVE, dưa leo, đậu đũa tại Xã Hòa An và Hòa Bình (huyện Chợ Mới): 40 nông dân/lớp. Tại Xã Vĩnh Trường và Khánh An (huyện An Phú): 50 nông dân/lớp. Áp dụng sản xuất thử nghiệm khổ qua an toàn: diện tích 02 ha (1.000 m2/nông dân) ở 02 xã (Hòa An và Hòa Bình) huyện Chợ Mới và diện tích 03 ha (1.000 m2/nông dân) ở 02 xã (Vĩnh Trường và Khánh An) huyện An Phú.

đậu que, dưa leo, khổ qua, đậu đũa, phân hữu cơ sinh học