
- Ứng dụng công nghệ lọc nước tinh khiết xử lý nước cấp sinh hoạt phục vụ giáo viên và học sinh trường tiểu học Liêng Srônh
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
- Nghiên cứu thực hiện cơ chế tự chủ toàn diện tại trường cao đẳng Phát thanh Truyền hình II
- Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh mới
- Những mô hình hợp lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong và ngoài nhà trường
- Nghiên cứu công nghệ tuyển hợp lý và sản xuất rutin nhân tạo từ quặng sa khoáng và quặng gốc vùng núi Chúa Thái Nguyên
- Đổi mới phong cách làm việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định nhằm nâng cao hiệu quả thiết thực cho công tác lãnh đạo chỉ đạo của Quận uỷ Quận 8
- Điều tra đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây Nguyên Tây Nam Bộ - Kỷ yếu
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị không người lái sức nâng 5 kg phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ tai nạn giao thông
- Nghiên cứu công nghệ tuyển quặng thiếc gốc núi Pháo- Phần hai: kết quả thí nghiệm bán công nghiệp tuyển quặng thiếc bán phong hóa



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
HPN.BO.03/22
Thúc đẩy sử dụng nền tảng công nghệ số nhằm tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ Việt Nam thời đại mới
Học viện Phụ nữ Việt Nam
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Bộ
TS. Nguyễn Hùng Cường
TS. Phùng Thị Quỳnh Trang, TS. Lê Văn Sơn, TS. Vũ Mạnh Cường, TS. Ngô Thị Hồng Nhung, ThS. Đinh Thị Tuyết Nhung, KS. Trần Như Thùy.; Phùng Thị Quỳnh Trang(1);
Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội
01/06/2022
01/12/2022
2022
Hà Nội
107
Thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp với những sự thay đổi lớn lao trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. . Từ năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên, xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Nắm bắt được những quy luật tất yếu của các cuộc cách mạng, Đảng và Nhà nước đã kịp thời có những chỉ đạo và ban hành các chỉ thị, nghị quyết liên quan đến việc đón bắt những cơ hội và vượt qua các thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường số, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu, hạ tầng dữ liệu quốc gia, an toàn cho hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp hạ tầng các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu một cách đồng bộ, hiện đại… vấn đề tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, phát triển các ứng dụng nền tảng số cũng đang được Chính phủ hết sức quan tâm bởi nó giúp thu hẹp khoảng cách trong tiếp cận và tận dụng các lợi ích của số cho người dân. Phát triển nền tảng số phục vụ người dân đang là hướng đi cần thiết trước xu hướng ngày càng nhiều người dành lượng lớn thời gian cho các hoạt động trên mạng. Nền tảng số là tác nhân trung tâm của nền kinh tế số.
Tại Việt Nam, ngay khi dịch Covid 19 bùng phát, việc ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng số vào công tác phòng, chống dịch đã được triển khai nhanh chóng; các tiện ích, ứng dụng số đã được các cơ quan, tổ chức và người dân hưởng ứng khoanh vùng, truy vết đạt hiệu quả cao; hay trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, các nền tảng ứng dụng học tập, họp trực tuyến đã hỗ trợ tối đa cho giáo viên, giảng viên với học sinh, sinh viên và giữa các đồng nghiệp, các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp cận và sử dụng của người dân với các nền tảng ứng dụng số khác còn tương đối hạn chế. Bên cạnh đó, vấn đề bình đẳng giới và những cơ hội, thách thức của phụ nữ đã và đang được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia và các học giả trên thế giới. Là một tổ chức chính trị xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới. Đứng trước cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư, vấn đề tăng quyền năng kinh tế, bất bình đẳng giới trong tiếp cận và sử dụng số, cũng như những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của phụ nữ nói chung và phụ nữ làm kinh tế, phụ nữ yếu thế nói riêng vẫn luôn là đề tài nóng hổi. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về các nhân tố hành vi sử dụng nền tảng số có ảnh hưởng tới quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong thời đại mới. Vì những lý do trên, nhóm tác giả đề xuất nghiên cứu đề tài “Thúc đẩy sử dụng nền tảng số nhằm tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ Việt Nam thời đại mới”.
Nền tảng công nghệ sô, quyền năng kinh tế, phụ nữ Việt Nam thời đại mới.
HPN-2022-003-BO