• Kết quả thực hiện nhiệm vụ

103.02-2015.08

2021-52-142/KQNC

Nghiên cứu phát triển cảm biến QCM đa kênh được phủ các loại vật liệu nano biến tính khác nhau nhằm phát hiện VOCs và các tác nhân sinh học

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

PGS.TS. Nguyễn Văn Quy

TS. Phạm Anh Tuấn; TS. Nguyễn Văn Toán; TS. Lương Ngọc Anh; TS. Vũ Thị Trang; Vũ Thị Trang(1)

Các vật liệu nano (sản xuất và các tính chất)

01/05/2016

01/05/2020

2020

Hà Nội

7 Tr. + Phụ lục

Nắm bắt quy trình chế tạo các loại vật liệu cấu trúc nano thấp chiều một cách thuần thục. Điều chỉnh các thông số chế tạo để tổng hợp được vật liệu nano đúng như theo yêu cầu. Sản phẩm có hiệu suất và tính lặp lại cao; Chủ động trong việc cố định các hệ vật liệu nano lên điện cực QCM. Mỗi một loại vật liệu nano có khả năng bám dính với bề mặt đế khác nhau. Do đó, lựa chọn các kỹ thuật phù hợp cho từng loại vật liệu nano để cố định lên điện cực; Biến tính bề mặt các vật liệu nano. Việc làm thay đổi tính chất bề mặt vật liệu (thêm hoặc bớt nhóm chức, dị tật) sẽ làm thay đổi tính chất của vật liệu. Làm tăng khả năng tương tác của vật liệu với các tác nhân hóa học: tăng khả năng bám dính, hấp phụ, liên kết và phân tán; Tạo ra các vật liệu nano và nano tổ hợp có khả năng tương tác khác nhau với tác nhân sinh-hóa học. Để có thể ứng dụng vật liệu nano làm cảm biến thì vật liệu đó phải có tính chất đặc trưng vượt trội hơn so với các vật liệu khác khi tương tác với cùng một tác nhân sinh-hóa học. Do đó, vật liệu cần có tính chọn lọc tốt và tương tác nhanh; Đưa  linh kiện có khả năng nhận biết được các tác nhân sinh-hóa học. Linh kiện hoạt động ổn định, đáp ứng nhanh, tính lặp lại cao, thời gian sống lâu và có khả năng tái sử dụng.

Nghiên cứu; Phát triển; Cảm biến; QCM đa kênh; Vật liệu; Nano biến tính; Phát hiện VOCs; Tác nhân sinh học

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

18402