
- Nghiên cứu tính toán thiết kế chế tạo hệ thống máy làm sạch/tách đất cát sơ cấp và thứ cấp kết hợp khô ướt đối với củ sắn trong dây chuyền chế biến công nghiệp năng suất 8-12 tấn/h
- Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn bán lẻ của Việt Nam
- Hoàn thiện chính sách thu phí lệ phí và thu khác đối với khai thác khoáng sản ở Việt Nam
- Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc giáo dục trẻ em của các gia đình khu vực nông thôn phía Bắc-Tổng hợp kết quả điều tra về chăm sóc trẻ em
- Ứng dụng khoa học và công nghệ để sản xuất keo nhiệt rắn MUF-E1-M13 chất lượng cao dùng cho sản xuất ván gỗ dán đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đoạn trọng điểm vùng Đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ - Kết quả định hướng nhiệm vụ chỉnh trị sông ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ
- Hỗ trợ tạo tập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Vận dụng kinh nghiệm tổ chức và quản lý khu chế xuất trên thế giới vào việc xây dựng khu chế xuất ở Việt Nam
- Khảo nghiệm các giống đậu nành mới chọn tạo phục vụ sản xuất tại hai huyện Lấp Vò và Lai Vung tỉnh Đồng Tháp
- Nghiên cứu biên soạn tập bài giảng đạo đức công vụ đối với cán bộ công chức viên chức tỉnh Bắc Giang hiện nay



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2024 - 44-NS-ĐKKQ
Giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học Hà Nội
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
UBND TP. Hà Nội
Tỉnh/ Thành phố
GS.TS. PHAN VĂN KHA
ThS. Mạc Thị Việt Hà, TS. Trịnh Thị Anh Hoa, PGS. TS Đỗ Thị Bích Loan, TS. Lưu Thu Thủy, TS. Trần Tố Oanh, ThS. Tào Ngọc Tùng, ThS. Lê Đoan Trang, ThS. Hồ Thanh Bình, ThS. Nguyễn Văn Cao, ThS. Văn Như Khuê, CN. Nguyễn Thị Hòa, TS. Tạ Ngọc Trí, ThS. Lê Thị Bình, Nguyễn Thị Thúy Minh, ThS. Đinh Văn Thái;
10/2020
9/2022 gia hạn đến 9/2023
2023
Hà Nội
Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho HS tiểu học
- Cơ sở thực tiễn về giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho HS tiểu học Hà Nội
- Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho HS tiểu học Hà Nội
-Thử nghiệm chương trình, tài liệu, videp clip
Kết quả của đề tài
GD KNTH cho học sinh tiểu học có vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục nói chung và và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói riêng ở các trường tiểu học. Đây là
quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi có sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường đến từng cán bộ giáo viên và CBQL của nhà trường. Vì vậy nâng cao chất lượng và hiệu quả GD KNTH cho học sinh trong các trường tiểu học là việc làm cấp thiết
Về lý luận: Đề tài đã xây dựng khung lý luận trên cơ sở: tổng quan các công trình nghiên cứu; hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội về phát triển giáo dục và giáo dục kĩ năng sống, KNTH cho học sinh:
1) xây dựng hệ thống khái niệm về kỹ năng, kỹ năng thoát hiếm;
2) phân loại các tình huống nguy hiểm theo 3 nhóm: tình huống nguy hiệm trong môi trường tự nhiên, trong môi trường xã hội và trong môi trường kỹ thuật;
3) phát triển chương trình (định hướng, nguyên tắc, nội dung, phương pháp đánh giá chương trình GD KNTH;
4) phát triển tài liệu (nguyên tắc, cấu trúc tài liệu và học liệu GD KNTH). Việc tiếp cận hoạt động trong biên soạn chương trình, tài liệu và video clip cho học sinh tiểu học là phù hợp, giúp cho nhà trường, giáo viên tổ chức và hình thành có hiệu quả các KNTH cho học sinh trong nhà trường, huy động được mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường phục vụ cho quá trình GD KNTH cho học sinh một cách có chất lượng.
Về thực tiễn: Kết quả khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng khẳng định GD KNTH cho học sinh trường tiểu học là rất cần thiết phải đưa vào các nhà trường tiểu học với các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp và đã được triển khai ở các trường tiểu học qua các môn học, và hoạt động trải nghiệm. Việc GD KNTH cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội hiện nay chưa được thực hiện theo một định hướng như là quá trình giáo dục trọn vẹn và khoa học; mới chỉ được kết hợp phần nào trong các hoạt động dạy học, giáo dục mà chưa được tổ chức hệ thống, thiếu chương trình, tài liệu và các điều kiện phương tiện để triển khai, một số giáo viên chưa được bồi dưỡng giáo dục các KNTH nên trong quá trình giáo dục chưa chú trọng, đề cao tính trải nghiệm, tạo điều kiện cho các em rèn luyện qua nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, đồng thời chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo các phương pháp tổ chức sao cho phù hợp với những yếu tố liên quan đến nội dung bài học.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn, đề tài đề xuất được 4 biện pháp để GD KNTH cho học sinh tiểu học, đó là:
1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh tiểu học về tầm quan trọng của KNTH và GD KNTH cho học sinh tiểu học Hà Nội;
2) Xây dựng chương trình, tài liêu GD KNTH cho học
sinh tiểu học Hà Nội;
3) Phát triển năng lực cho đội ngũ CBQL, giáo viên tiểu học về GD KNTH cho học sinh tiểu học;
4) Đảm bảo các điều kiện để thực hiện GD KNTH
cho học sinh tiểu học Hà Nội.
Từ lý luận và thực trạng, kinh nghiệm quốc tế, Đề tài đã xây dựng được 01 chương trình GD KNTH cho học sinh tiểu học ở tất cả các khối lớp từ 1 đến 5 theo quan điểm phát triển chương trình; từ đó xây dựng được 01 bộ tài liệu hướng dẫn KNTH cho học sinh tiểu học, đồng thời biên soạn và sưu tầm 30 videoclips về KNTH cho học sinh tiểu học. Đề tài đã tiến hành thử nghiệm chương trình, tài liệu, video clips GD KNTH cho học sinh tiểu học và kết quả thử nghiệm cho thấy chương trình, tài liệu và các video clip được thiết kế với nội dung, phương pháp và hình thức trực quan sinh động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học nhằm giúp học sinh vừa học, vừa chơi từ đó phát triển tốt về các lĩnh vực như: nhận thức, kĩ năng phòng tránh nguy hiểm cho học sinh, … Giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho học sinh chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong các mối quan hệ cơ bản: Con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội; con người với kĩ thuật, công nghệ. GD KNTH giúp học sinh biết đưa những kiến thức vào thực tế để có những hành động cụ thể và biến hành động đó thành thói quen, kĩ năng bảo vệ an toàn cho bản thân, giúp các em thích ứng được với hoàn cảnh nguy hiểm và vững vàng, tự tin bước tới tương lai.
kỹ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học
2024 -44/ĐKKQNV- SKHCN