
- Xây dựng mạng truy cập thông tin từ xa và thư điện tử HCM AD-NET cho các cơ quan hành chánh sự nghiệp TpHCM
- Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản-Báo cáo chuyên đề-Tập 1
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về sự tương tác với các đối tác dịch vụ đám mây (CSNs)
- Những hạn chế và một số giải pháp để phát triển chăn nuôi lợn theo hướng trang trại ở khu vực Đồng Nai TPHCM Nam Định và Nghệ An
- Nghiên cứu PDP (chitosan) làm chất phụ gia trong chế biến và bảo quản giò lụa bánh cuốn
- Các giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020
- Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong việc trồng cà chua sạch theo phương pháp thuỷ canh
- Nghiên cứu thiết kế và xây dựng quy trình công nghệ chế tạo máy ép thủy lực đơn động lực ép 4000 T phục vụ ngành sản xuất tấm lợp không amiăng- Dự toán giá thành chế tạo và báo cáo khả thi Dự án chế tạo máy ép thủy lực 4000T trong nước
- Thực trạng giải quyết xét xử tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến yêu cầu hủy quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu hoàn thiện Quy trình kỹ thuật nuôi cừu (Ovis aries) sinh sản và thương phẩm tại huyện Yên Khánh



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
17/KQNC-TTKHCN
Hiệu quả của ứng dụng đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch trong cấp cứu loạn nhịp chậm tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Tỉnh/ Thành phố
BS.CKII. Phạm Thị Kim Hoa
BS.CKII. Trịnh Thị Bích Liên; ThS.BS. Hồ Hoàng Kim; BS.CKII. Trần Bạch Ngân; BS.CKII. Võ Việt Thắng; BS.CKII. Lê Tân Tố Anh; BS.CKII. Lê Quang Võ; BS.CKII. Nguyễn Văn Nghĩa; BS.CKII. Lê Văn Đạt;
Khoa học y, dược
06/2015
06/2016
2016
Thành phố Cần Thơ
96
Mục Tiêu: Đánh giá hiệu quả của đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch trong cấp cứu loạn nhịp chậm tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần thơ.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu.
Bệnh nhân: Tất cả bệnh nhân rối loạn nhịp chậm được đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch từ 11/2012 đến 11/2016 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
Kết quả: Có 51 bệnh nhân rối loạn nhịp chậm được tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch. Trong đó tuổi đặt máy nhỏ nhất là 8 tuổi, lớn nhất là 97 tuổi. Đa số chỉ định đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch của chúng tôi là block nhĩ thất 56,9%, hội chứng suy nút xoang có nhịp rất chậm kèm theo ngất và hoặc rối loạn huyết động 37,3%, hội chứng QT dài nhanh thất rung thất 13,7%. Bệnh nhân vào viện với tình trạng rối loạn huyết động 43,1%, ngất 72,5%. Đa số trường hợp dùng tĩnh mạch cảnh bên phải (100%), gây tê tại chổ (100%) và thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm là (90.2%), nhưng tỉ lệ thành công của thủ thuật cao (98%). Các biến chứng thường gặp là sút dây điện cực (2%), rối loạn nhịp (3.9%) và nhiễm khuẩn tại chổ là (0%). Kết quả sau đặt máy, đa số bệnh nhân ổn định huyết động học và được cứu sống (72.5%).
Kết luận: Đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch là một cấp cứu tim mạch, có thể thực hiện nhanh tại các phòng cấp cứu dưới hướng dẫn của siêu âm giúp cứu sống đa số bệnh nhân. Đặt máy tạo nhịp cấp cứu ngay tại phòng cấp cứu có hướng dẫn của siêu âm tim có tỉ lệ thành công cao. Biến chứng sút dây điện cực rối loạn nhịp, nhiễm trùng tại chỗ tương đương tạo nhịp tạm thời dưới hướng dẫn của màn XQ tăng sáng. Đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch cảnh dưới hướng dẫn qua siêu âm tim là hiệu quả và an toàn tương đương với tạo nhịp tạm thời qua hướng dẫn của màn XQ tăng sáng, giúp rút ngắn thời gian tạo nhịp đối với các trường hợp bệnh nặng khó khăn trong di chuyển phải làm thủ thuật tại phòng cấp cứu.
Rối loạn nhịp tim; hệ dẫn truyền; loạn nhịp tim; nút xoang
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2017-17/KQNC