
- Những vấn đề cần làm rõ trong lý luận kinh tế chính trị Mác-Lênin về địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Vận dụng qui trình kiểm toán ngân sách vào kiểm toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo y tế tại địa phương
- Hỗ trợ phong trào năng suất chất lượng tỉnh Cà Mau giai đoạn 1 (2008-2010)
- Nghiên cứu định lượng chức năng tích lũy và trao đổi carbon rừng ngập mặn ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy Việt Nam
- Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp nhằm sử dụng đất hợp lý tăng năng suất sản lượng cây trồng và vật nuôi cải thiện đời sống nhân dân xã Vô Tranh huyện Lục nam
- Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các biện pháp sinh học để cải thiện độ phì nhiêu của đất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của một số cây trồng chủ yếu tại Ninh Thuận
- Nuôi cua (Scylla paramamosain) lột trong lồng nhựa tại xã Hàm Rồng và Hàng Vịnh huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau
- Nghiên cứu nâng cao hàm lượng axít linoleic liên hợp (Conjugated Linoleic Acid-CLA) trong sữa bò tươi
- Nghiên cứu chế tạo module tổng hợp 18F-NaF và điều chế dược chất phóng xạ 18F-NaF tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội
- Nước dưới đất Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTNH.005/21
Hoàn thiện công cụ chính sách tiền tệ nhằm từng bước chuyển dịch cơ chế điều hành theo khối lượng sang điều hành theo giá tại Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bộ
ThS. Dương Thị Thanh Bình
TS. Vũ Mai Chi, ThS. Đỗ Thu Hạnh, ThS. Nguyễn Huyền Dịu, ThS. Nguyễn Linh Phương, ThS. Phạm Thị Như Hoa, ThS. Lê Thị Trang Dung, ThS Trần Thị Thu Phương, CN. Nguyễn Thị Thảo, ThS. Lê Phương Thảo.
Kinh doanh và quản lý
01/06/2021
01/12/2022
2022
Hà Nội
318
Chương 1 nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cơ bản về CSTT và các công cụ CSTT, đi sâu phân tích các đặc điểm, cơ chế tác động, ưu và nhược điểm của các công cụ truyền thống và phi truyền thống được NHTW trên thế giới sử dụng cho đến nay.
Chương 2 đã đề cập đến kinh nghiệm trong điều hành các công cụ CSTT gắn với quá trình chuyển từ điều hành CSTT từ lượng sang giá nhằm hướng tới khuôn khổ CSTT với mục tiêu ưu tiên là lạm phát, ổn định tài chính… của các quốc gia phát triển như Mỹ, Cộng hoà Séc và các quốc gia đang phát triển như Thái Lan, Malaysia. Trên cơ sở đó, đề tài đúc rút một số bài học kinh nghiệm về đánh giá định tính và định lượng tác động của các công cụ CSTT của NHNN Việt Nam gắn với giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2021
Chương 3 tập trung phân tích thực trạng về quy định pháp lý, định hướng và mục tiêu điều hành CSTT, đặc biệt là việc hoàn thiện các công cụ CSTT của NHNN Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến nay. Đồng thời Đề tài đã xây dựng mô hình đánh giá tác động của các công cụ CSTT trong việc thực hiện các mục tiêu điều hành đặt trong điều kiện thực hiện cơ chế điều hành theo khối lượng và theo giá. Chương 3 cũng thực hiện khảo sát đối với một số TCTD trên địa bàn Hà Nội, Hồ Chí Minh để có đánh giá, nhận định khách quan và xác thực hơn về tác động của các công cụ CSTT thời gian qua, những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong điều hành các công cụ CSTT.
Tại Chương 4, trên cơ sở kết quả phân tích về cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng điều hành CSTT và các dự báo về kinh tế vĩ mô, chủ trương, định hướng về điều hành CSTT của NHNN, nhóm nghiên cứu đưa ra 04 nhóm giải pháp pháp hoàn thiện các công cụ CSTT của NHNN, lộ trình thực hiện và một số khuyến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành, với NHNN và với các TCTD.
NHN-2023-005