Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2017-62-982

Hướng tới biên soạn Bách khoa toàn thư về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Bộ

PGS.TS. Tạ Văn Thông

ThS. Hà Thùy Dương, TS. Trương Thu Hà, ThS. Đặng Hoàng Hải, ThS. Nguyễn Thị Thu Hảo, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hảo, ThS. Từ Thu Hằng, ThS. Nguyễn Thị Trà My, ThS. Hoàng Thị Nhung, ThS. Bùi Thanh Phương, ThS. Trịnh Thị Ly

Nghiên cứu văn học Việt Nam, văn học các dân tộc ít người của Việt Nam

01/2015

12/2016

2016

Hà Nội

87 tr.

Xác định cơ sở lí luận và thực tế trong biên soạn Bách khoa thư về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, bao gồm: khái quát về cấu trúc vĩ mô và vi mô của công trình; nguyên tắc, thể lệ biên soạn; kinh nghiệm biên soạn một công trình tra cứu mang tính bách khoa về văn hóa các dân tộc; cách phiên chuyển các từ ngữ gốc dân tộc thiểu số ở Việt Nam sang tiếng Việt (chữ Quốc ngữ); cơ sở lí thuyết và thực tế của việc xây dựng Bảng đầu mục và biên soạn đối với các mục về Văn học - nghệ thuật (tác giả; tác phẩm; văn học dân gian hoặc sáng tác mới…); cơ sở lí thuyết và thực tế của việc xây dựng Bảng đầu mục và biên soạn đối với các mục về Kiến trúc - Nghệ thuật tạo hình - Trang phục; cơ sở lí thuyết và thực tế của việc xây dựng Bảng đầu mục và biên soạn đối với các mục về Nghệ thuật trình diễn - Âm nhạc - Sân khấu; cơ sở lí thuyết và thực tế của việc xây dựng Bảng đầu mục và biên đối với các mục về Cơ sở kinh tế - Ngành nghề thủ công; cơ sở lí thuyết và thực tế của việc xây dựng Bảng đầu mục và biên soạn đối với các mục về Ngôn ngữ; cơ sở lí thuyết và thực tế của việc xây dựng Bảng đầu mục và biên soạn đối với các mục về Lễ hội - Ẩm thực; cơ sở lí thuyết và thực tế của việc xây dựng Bảng đầu mục và biên soạn đối với các mục về Tín ngưỡng - Tôn giáo - Tập tục; cơ sở lí thuyết và thực tế của việc xây dựng Bảng đầu mục và biên soạn đối với các mục về Sự kiện văn hóa - Tổ chức văn hóa - Địa danh văn hóa - Tổ chức xã hội; cơ sở lí thuyết và thực tế của việc xây dựng Bảng đầu mục và biên soạn đối với các mục về Khái niệm chung - Cơ sở lí thuyết và thực tế của việc xây dựng Bảng đầu mục và biên soạn đối với các mục về Danh nhân văn hóa - Nhân thần - Thiên thần. Sưu tầm tư liệu về văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Thu thập, tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu đã có và trong thực tế đời sống về văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ các nguồn: các công trình đã nghiên cứu, biên soạn trước đây; các tư liệu hiện đang lưu trữ của tập thể và cá nhân; các tư liệu điền dã. Trên cơ sở lí thuyết và thực tế này, nhiệm vụ đã xác lập Bảng đầu mục (khoảng 1.700 đơn vị) và Kết cấu mục trong Bách khoa thư về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Bảng đầu mục: được thiết kế tổng thể căn cứ trên quan niệm về các thành tố văn hóa trong sự phân loại khoa học (phân ngành học thuật): lễ hội; nghề thủ công; ẩm thực; âm nhạc; sân khấu; trang phục; tín ngưỡng tôn giáo; ngôn ngữ; văn chương; kiến trúc; phong tục tập quán; nghệ thuật trình diễn; nghệ thuật tạo hình… Kết cấu mục: gồm: phần định nghĩa hoặc định tính; phần nội dung cơ bản, gồm các yếu tố: tên đầu mục; văn bài; thư mục tham khảo. Tổ chức biên soạn các loại mục (trên 110 mục) mang tính khuôn mẫu trong công trình Bách khoa thư về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trong các mục này, nhiệm vụ sẽ tập hợp tư liệu, hệ thống hóa, tổng kết và giới thiệu tương đối toàn diện những tri thức cơ bản về vốn văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, theo những thể thức của một cuốn bách khoa thư. Tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Bách khoa thư về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, trong đó chủ yếu thảo luận về các nguyên tắc thể lệ biên soạn công trình, cách phân ngành trong Văn hóa học, cấu trúc vĩ mô và vi mô… Đề xuất những kiến nghị từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ.

Bách khoa toàn thư; Văn hóa; Dân tộc thiểu số

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14172