
- Nghiên cứu sử dụng vật liệu bê tông nhựa tái chế (RAP) làm cốt liệu cho bê tông xi măng đầm lăn trong xây dựng móng đường ô tô phù hợp với điều kiện Việt Nam
- Địa chất và tài nguyên khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nghiên cứu biên soạn và phát hành tập sách những đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme nối mạng có khả năng hồi phục vết nứt dưới tác động nhiệt trên cơ sở bis-maleimide và tris-furan
- Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng một số chủng vi nấm Metarhizium và Baeuveria để phòng trừ côn trùng trong đất hại cây trồng
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ và thiết kế dây chuyền thiết bị sản xuất các mặt hàng bông cao cấp
- Nghiên cứu thiết kế công nghệ chế tạo và khảo nghiệm thiết bị toàn bộ tổ máy thuỷ điện nhỏ công suất từ hàng trăm đến hàng ngàn KW-Phần II
- Phát triển nguồn lao động và giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030
- Thiết kế chế tạo thiết bị và nghiên cứu công nghệ khắc 3 chiều (3D) bằng Laser
- Biến đổi vai trò giáo dục và xã hội hóa cá nhân của gia đình về định hướng học tập và nghề nghiệp



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Khảo nghiệm các giống đồng tiền lai tạo năm 2016 và công nhận giống mới gắn với thương hiệu hoa Đà Lạt
Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp Lâm Đồng
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Cơ sở
ThS. Văn Thị Như Ngọc
CN. Lê Thị Chinh; CN. Nguyễn Thị Phương; CN. Phạm Thị Thu Hà;
01/12/2018
01/06/2020
2020
Lâm Đồng
52
Là thủ phủ hoa của cả nước nhưng Đà Lạt chỉ xuất khẩu được khoảng 10% sản lượng.Tham gia thị phần này chủ yếu là các công ty lớn, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn nông dân Đà Lạt hầu như chưa thể trực tiếp xuất khẩu hoa.
Ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng ước tính năm 2019, diện tích đất trồng hoa đạt khoảng 8.890 ha với sản lượng hơn 3.350 triệu cành, trong đó xuất khẩu gần 325 triệu cành, chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng, kim ngạch hơn 48 triệu USD. Các chuyên gia ở Đà Lạt cũng nhận định trồng hoa phục vụ xuất khẩu cho thu nhập cao hơn rất nhiều nhưng việc xuất khẩu hoa của nông dân Đà Lạt bị khó khăn ở khâu giống. Nông dân muốn mua giống có bản quyền nhưng thiếu thông tin, còn những công ty sản xuất giống uy tín hàng đầu thế giới thì lo ngại bị sao chép giống nên không quan tâm đến thị trường Việt Nam.
Phần lớn các giống rau, hoa sản xuất tại Lâm Đồng (90%) phải nhập khẩu từ các nước, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống mới tại địa phương còn hạn chế. Chủng loại giống cây trồng nhập khẩu chủ yếu là các loại giống rau, hoa, chanh dây… được nhập từ các nước Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, Newzealand, Hàn Quốc,…về gieo trồng tại địa phương. Hiện nay, một số giống rau, hoa mới đang được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới có màu sắc đẹp, tươi lâu, cành hoa cứng thuận tiện trong công tác bảo quản, vận chuyển đi xa, đặc biệt là phục vụ được thị trường xuất khẩu; được thị trường ưa chuộng.
Trên thế giới, vấn đề lai tạo hoa được xem như là một ngành sản xuất trong dây chuyền sản xuất công nghiệp hoa. Nhờ kỹ thuật lai tạo và chọn lọc nhân tạo ngày càng tiến bộ nên các sản phẩm lai tạo được đổi mới liên tục, đa dạng về màu sắc, hình dạng, chủng loại ... đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Cho đến nay giống hoa cắt cành nói chung và giống hoa đồng tiền nói riêng hầu hết đều là giống nhập nội. Qua quá trình nhân cấy kéo dài, nhiều giống bị thoái hóa, nhiễm bệnh và năng suất giảm. Vì vậy định hướng chọn lai tạo giống hóa mới có chất lượng phù hợp với thị trường tiêu thụ là một yêu cầu cấp thiết.
Với mục tiêu chọn tạo được giống đồng tiền mới phù hợp, kế thừa đề tài nghiên cứu “Lai tạo một số giống hoa đồng tiền tại Đà Lạt” trước đây, từ 12 tổ hợp lai đã lựa chọn ra một số con lai có triển vọng (5 con lai có ký hiệu G4.9; G6.152; G7.208; G7.455; G9.1) để tiến hành thực hiện nghiên cứu tiếp theo “Khảo nghiệm các giống đồng tiền lai tạo năm 2016 và công nhận giống mới gắn với thương hiệu hoa Đà Lạt”
giống đồng tiền lai tạo; thương hiệu hoa Đà Lạt
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2018-017