liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Khảo nghiệm hiệu quả của một số phân bón lá đến sự phát triển và năng suất của lúa (Vụ Hè Thu 2007)

Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Tân Châu

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

KS. Tôn Hồng Tân

Trần Công Hoàng

Cây lương thực và cây thực phẩm

15/05/2007

01/10/2007

2007

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Châu

24

Hiện nay trên địa bàn huyện Tân Châu có rất nhiều loại phân bón lá khác nhau và tác động đến cây trồng cũng khác nhau. Để đánh giá tác dụng một số loại phân bón lá đến sự phát triển và năng suất của lúa, tiến hành khảo nghiệm 7 loại phân gồm Phân Risopla II; SuperHumate Sen Vàng; TinK-Humate; Bộ phân Sin 100, Argo 100, Vita 100; Seaweed extract; Siêu Humic; HVP 301.N super là các loại phân sử dụng phổ biến tại địa phương. Khảo nghiệm được tiến hành tại xã Phú Vĩnh, vụ Hè thu 2007, trên giống lúa OM 2514, sạ hàng mật độ sạ 100kg/ha, cùng phân nền 100N – 46P2O5 – 30K2O, với 7 loại phân bón là trên và đối chứng , 3 lần lặp lại, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Mỗi nghiệm thức 100m2. Tổng diện tích ruộng khảo nghiệm 3.000m2. Liều lượng và cách sử dụng phân bón lá theo tài liệu khuyến cáo của công ty. Theo dõi tác dụng của phân đến sự phát triển cây lúa, sâu bệnh và năng suất. Áp dụng phương pháp thống kê T-test để đánh giá. Kết quả cho thấy phân bón lá có tác dụng tốt đến sự nẩy chồi và tăng năng suất lúa. Trong đó phân SuperHumate Sen vàng, Risopla II, HVP 301, Siêu Humic giúp tăng năng suất từ 0,54 đến 1,57 tấn/ha. Các loại phân khảo nghiệm đều làm cho bộ lá cây lúa phát triển mạnh hơn, nên tỷ lệ đổ ngã của cây lúa cũng tăng theo, do đó khi sử dụng phân bón lá cần phải cân đối lại phân nền để giảm tối đa đổ ngã. Trong điều kiện, phương tiện có hạn nên không khảo nghiệm được nhiều loại phân bón lá, không đồng thời thực hiện được ở các mùa vụ khác nhau. Vì vậy, để đánh giá được kỷ hơn cần thực hiện ở nhiều mùa vụ, trên nhiều loại phân hơn.

Phân bón lá lúa