
- Nhân rộng xử lý nước nhiễm phèn trên địa bàn huyện Đạ Tẻh
- Một số biện pháp chủ yếu nhằm phòng chống ma tuý trên địa bàn Quận Thanh Khê - thành phố Đà Nẵng
- Đánh giá sự biến động môi trường do khai thác chế biến khoáng sản ở thị xã Kon Tum
- Nghiên cứu chế tạo bột kit Elisa phát hiện nhóm thuốc trừ sâu gốc cyclodiene trong rau quả
- Giám sát rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu trong các ngân hàng Việt Nam
- Nghiên cứu triển khai ghép gan thận lấy từ người cho chết não
- Lập sơ đồ sử dụng tổng hợp nguồn nước trên cơ sở cân bằng thuỷ lợi lưu vực hệ thống sông Hồng
- Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ đa phương tiện - Kịch bản xây dựng thí nghiệm ảo
- Nghiên cứu phương án tái sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước nước thải và xỉ thải
- Ứng dụng lâm sàng điều trị đục bao sau thứ phát bằng laser yag tại bệnh viện đa khoa Hậu Giang năm 2008 - 2010



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
02/KQNC-SKHCN
Khảo sát khả năng thích nghi xây dựng quy trình trồng và thu nhận cao chiết cây Ngải trắng (Curcuma aromatica Salisb) tại tỉnh Trà Vinh
Viện sinh học Nhiệt đới
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Trịnh Thị Bền
ThS. Trịnh Thị Bền; KS. Vũ Quang Đạo; TS. Bùi Đình Thạch; ThS. Diệp Trung Cang; KS. Nguyễn Phạm Ái Uyên; TS. Lê Thành Long; ThS. Lê Nguyễn Tú Linh; CN. Nguyễn Thái Hoàng Nam 5. ThS. Trần Thị Linh Giang 10. KS. Kim Sô Phan;
Khoa học y, dược
01/11/2017
01/11/2020
2020
TPHCM
243
Điều tra thực trang canh tác nông nghiệp và chọn được địa điểm triển khai mô hình : 1. Hộ Thạch Hên: Địa chỉ: ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, có diện tích đất cát giồng tham gia 4000 m2; 2. Hộ Sơn Thị Minh: Địa chỉ: ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, có diện tích đất cát giồng tham gia 4000 m2 ;3. Hộ dân Tô Phú Quới. Địa chỉ: khóm 4, phường 5, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh có diện tích đất thịt tham gia 3000 m2.
Chọn được điều kiện phù hợp cho canh tác cây Ngải trắng: cây thích hợp với loại đất phù sa; phân hữu cơ bón lót: 25 tấn/ha; phủ lớp mặt bằng rơm ; cây trồng với khoảng cách 50x50 cm.
Xây dựng được quy trình trồng và triển khai trồng mô hình cây Ngải trắng với tổng diện tích 1 ha/3 loại đất.
Hoàn thiện được quy trình ly trích thu nhận cao chiết cây Ngải trắng: sử dụng phương pháp siêu âm, dung môi ethanol, nhiệt độ ly trích: 80oC; thời gian ly trích: 90 phút, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/60 (g/ml) cho hiệu suất thu hồi cao chiết là 6,5 ± 0,02% và hàm lượng phenolic tổng số trong cao chiết củ Ngải trắng là 76,39 ± 1,53 (mg/g TLK)
Xác định được một số chỉ tiêu hoạt tính sinh học của cao chiết cây Ngải trắng: hoạt tính kháng oxy hóa: IC50 = 52,22 ± 2,70 µg/ml; hoạt tính ức chế tế bào ung thư: dòng tế bào ung thư vú MCF-7: cao chiết Ngải trắng có IC50 = 75-100 μg/ml, curcumol có IC50 > 100 μg/ml; đối với dòng tế bào ung thư gan HepG2: cao chiết Ngải trắng có IC50 = 50-75 μg/ml, curcumol IC50 > 100 μg/ml. hoạt tính ức chế tế bào còn được biểu hiện qua sự phân mãnh nhân tế bào và biểu hiện gen Blc2 và Bax.
Xác định cao chiết cây Ngải trắng an toàn: giá trị LD50 > 5000 mg/kg; không làm ảnh hưởng tới trọng lượng, các thông số sinh hóa, khả năng tạo máu, gan và thận của chuột thí nghiệm.
Hoàn thiện được quy trình tạo viên nén chứa cao chiết cây Ngải trắng, với tỉ lệ các thành phần trong viên nén (450 mg chứa 175 cao mềm): Magnesi stearate 4mg; Silica dioxyd thể keo: 23 mg; Crospovidon: 9 mg; Cellulose vi tinh thể: 198 mg; Lactose monohydrate: 66 mg. Viên nén tạo ra được kiểm nghiệm theo hướng dẫn DĐVN V và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
ngải trắng; cao chiết; nhân giống
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Trà Vinh
02/KQNC.21