liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Khảo sát kiến thức thái độ hành vi về phòng lây nhiễm HIV của nữ tiếp viên các huyện đồng bằng tỉnh An Giang

Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh An Giang

UBND Tỉnh An Giang

Cơ sở

Văn Hiển Tài

Tống Minh Hải, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Phú Hữu, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Công Khanh

Bệnh truyền nhiễm

01/01/2009

31/12/2009

2009

Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh An Giang

40

An Giang là một trong những tỉnh có số ca nhiễm HIV cao trong cả nước, trong đó nữ tiếp viên các quán bia, nhà hàng, karaoke đóng một vai trò quan trọng đối với sự lây lan của HIV trong cộng đồng. Vì vậy, khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống HIV của nữ tiếp viên rất cần thiết để làm cơ sở nhằm đề xuất các giải pháp truyền thông hợp lý, hạn chế sự lây lan của đại dịch HIV trong tỉnh nhà. Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 150 nữ tiếp viên quán bia, nhà hàng, karaoke tại các huyện Tân Châu, Châu Thành, Phú Tân, Châu Phú. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn đối tượng tuổi đời còn trẻ: dưới 18 tuổi chiếm 8,7%, từ 18 đến 30 tuổi: 74,7%, trên 30 tuổi: 16,7%. Đây là độ tuổi hoạt động tình dục rất mạnh và có khà năng lây nhiễm HIV cho người khác. Trình độ học vấn thấp: mù chữ: 8%, cấp I chiếm 50%, cấp II chiếm 74,7%, cấp III: 4,7%. Tuy nhiên, phần lớn nữ tiếp viên vẫn có thể đọc chữ được, có thể tiếp nhận các loại tài liệu truyền thông phát tay dễ dàng. Do có tiếp cận được thông tin cho nên đối tượng có kiến thức khá tốt về đường lây truyền HIV, những trường hợp tiếp xúc không lây. Phần lớn các đối tượng có hành vi đúng trong phòng ngừa lây truyền HIV cho bản thân như: sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục (94%); không tiêm chích ma túy hoặc dùng chung bơm kim tiêm (66%); không quan hệ tình dục bừa bãi (54,4%). Hình thức can thiệp giảm tác hại bằng cách phân phát bao cao su kết hợp với truyền thông phù hợp thực tiễn, đã và đang góp phần làm giảm tỉ lệ lây lan HIV trong cộng đồng. Đa số nữ tiếp viên có thái độ tích cực khi nghi ngờ bị nhiễm HIV. Có 90,4% cho rằng nên đi xét nghiệm, chỉ có 5,5% cho rằng không đi xét nghiệm. Tương tự về thái độ đối xử đối với người bị nhiễm HIV cũng đang có chiều hướng rất tốt: có đến 81,1% thông cảm, giúp đỡ người bị nhiễm HIV, chỉ có 6,8% xa lánh và 11,6% không biết làm gì. Hiểu biết của các nữ tiếp viên về chăm sóc đối với người mẹ bị nhiễm HIV và về thuốc điều trị HIV nói chung còn hạn chế. Tuy ở khu vực đồng bằng nhưng các nữ tiếp viên cũng đã được tiếp nhận và thích tiếp nhận thông tin từ khá nhiều nguồn khác nhau như đài phát thanh của tình: 38,9%, của địa phương: 60,4%, đài truyền hình: 58,3%, lực lượng đồng đẳng viên:66%, … ngoài ra đối tượng còn thích được nhận thông tin từ cán bộ y tế và cộng tác viên y tế. Hoạt động truyền thông đã triển khai trong thời gian qua đã và đang phát huy hiệu quả, cần được tiếp tục duy trì và phát huy.

HIV; An Giang