liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,850,459
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

02/KQNC-TTKHCN

Khảo sát và xây dựng mô hình canh tác theo hướng nông nghiệp đô thị tại phường Thường Thạnh quận Cái Răng thành phố Cần Thơ

Trường Đại Học Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ

Cơ sở

PGS.TS Lê Tấn Lợi

ThS. Lý Hằng Ni; ThS. Vương Tuấn Huy; ThS. Đỗ Thanh Tân Em; KS. Lý Trung Nguyên; KS. Lê Thanh Tâm; KS. Nguyễn Thái Bảo; ThS. Phan Huỳnh Đức; KS. Trần Thị Thương;

Khoa học nông nghiệp

12/2014

10/2016

2016

Cần Thơ

128

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát thực trạng kinh tế xã hội, xác định hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác và đánh giá tính thích nghi đất đai để đề xuất phương án chuyển đổi kiểu sử dụng đất phù hợp cho phường Thường Thạnh, quận Cái Răng. Các phương pháp được áp dụng bao gồm thu thập số liệu thứ cấp, điều tra phỏng vấn 120 nông hộ, khoan khảo sát đất với 180 mũi khoan kết hợp với phương pháp đánh giá thích nghi đất đai theo FAO (1976) và theo dõi 15 hộ theo các mô hình canh tác.

Điều tra khảo sát thực trạng sản xuất cho thấy vùng nghiên cứu có các kiểu sử dụng (KSD) đất chính là: Lúa 1 vụ, Lúa 2 vụ, Lúa - màu, chuyên rau màu và chuyên cây ăn trái. KSD đất chuyên rau màu có hiệu quả kinh tế cao hơn các KSD đất khác. Trong đó, lợi nhuận mang lại từ chuyên rau màu là 220,69 triệu đồng/ha/năm; cây
ăn trái có lợi nhuận đạt 134,89 triệu đồng/ha/năm, tiếp theo là Lúa màu đạt 84,32 triệu đồng/ha/năm, còn lại là mô hình lúa 1 vụ và lúa 2 vụ có lợi nhuận thấp hơn lần lượt là 17,29 triệu đồng/ha/năm và 32,75 triệu đồng/ha/năm.

Kiểu sử dụng đất; hiệu quả kinh tế; thích nghi đất đai

Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ

CTO-KQ2017-02/KQNC