Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTCN.03/2020

12/2021/TTPTKH&CN

Nghiên cứu bào chế và đánh giá độc tính tác dụng của viên nén An thần – TN trên động vật thực nghiệm

Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên

Bộ Y tế

Tỉnh/ Thành phố

BS.CKII. Trần Thanh Bình

DS. Hoàng Công Huy, BS. CKII. Trương Thị Thu Hương, DS. CKI. Nghiêm Trần Đại Quân, DS. CKI. Đỗ Thị Hương Giang, DS. Hoàng Thị Lan Hương, PGS. TS. Phạm Thị Vân Anh, BS. CKI. Ngô Thị Bích Hường, ThS. Nguyễn Văn Toàn

Khoa học y, dược

01/10/2020

01/10/2021

2021

Thái Nguyên

120

Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Dược - Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên và kết hợp nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội.
* Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế sản phẩm viên nén An thần - TN từ các dược liệu
Xây dựng quy trình chiết xuất cao khô từ dược liệu.
Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng cao khô.
- Một số chỉ tiêu đánh giá chính: Tính chất cảm quan, độ ẩm, hàm lượng kim loại nặng, định tính. Các chỉ tiêu quy định tại Dược điển Việt Nam V. Nghiên cứu xây dựng công thức tá dược và quy trình bào chế viên nén An thần – TN.
- Khảo sát, lựa chọn tá dược phối hợp trong công thức bào chế Viên nén được bào chế theo từng công thức tá dược được khảo sát ảnh hưởng của thành phần công thức đến quá trình bào chế như: Tính chất cảm quan, đường kính, độ rã, độ ẩm, độ đồng đều khối lượng, định tính.
- Xây dựng quy trình bào chế viên nén dựa trên các thành phần đã xác định và nâng cấp quy mô 3000 viên/mẻ.
* Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm viên nén An thần - TN từ các dược liệu
Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của viên nén như sau: Tính chất cảm quan, đường kính, độ rã, độ ẩm, độ đồng đều khối lượng, định tính. Hoàn thiện tiêu chuẩn cơ sở.
* Đánh giá độc tính cấp của sản phẩm An thần – TN sản xuất tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên trên thực nghiệm
Đánh giá độc tính cấp và xác định liều chết LD50 trên chuột nhắt trắng theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon và hướng dẫn của WHO.
- Chuột được chia thành 03 lô khác nhau, mỗi lô 10 con - Theo dõi tình trạng chung của chuột và số lượng chuột chết trong vòng 72 giờ sau khi uống thuốc. - Sau đó tiếp tục theo dõi tình trạng của chuột đến hết ngày thứ 7 sau khi uống thuốc thử.
* Đánh giá độc tính bán trường diễn của sản phẩm An thần – TN sản xuất tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên trên thực nghiệm
Đánh giá độc tính bán trường diễn của sản phẩm theo đường uống trên chuột cống trắng. Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tình trạng chung, thể trọng của chuột.
- Đánh giá chức phận tạo máu thông qua số lượng hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, hematocrit, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu và số lượng tiểu cầu.
- Đánh giá chức năng gan thông qua định lượng chất chuyển hoá trong máu: Bilirubin toàn phần, albumin và cholesterol.
- Đánh giá mức độ hủy hoại tế bào gan thông qua định lượng hoạt độ enzym trong máu: ALT, AST.
- Đánh giá chức năng thận thông qua định lượng nồng độ creatinin huyết thanh.
- Mô bệnh học: Kiểm tra ngẫu nhiên cấu trúc vi thể gan, thận của 30% số chuột ở mỗi lô.
* Đánh giá tác dụng an thần của sản phẩm An thần – TN trên thực nghiệm
Đánh giá ảnh hưởng của An thần - TN lên sức bám của chuột Chỉ tiêu theo dõi trước và trong quá trình nghiên cứu:
+ Thời gian bám trên trục quay của chuột. Đánh giá ảnh hưởng của An thần - TN trên mô hình đo hoạt động ký Chỉ tiêu theo dõi trước và trong quá trình nghiên cứu:
+ Số lần chuột di chuyển theo chiều ngang. 
+ Số lần chuột di chuyển theo chiều dọc. Đánh giá ảnh hưởng của An thần - TN trên mô hình dấu cộng nâng cao Chỉ tiêu theo dõi trước và trong quá trình nghiên cứu: + Số lần chuột vào nhánh mở, thời gian chuột ở nhánh mở.
+ Số lần chuột vào nhánh đóng, thời gian chuột ở nhánh đóng.
+ Tỷ lệ né tránh nhánh mở.
 

bào chế, an thần, động vật thực nghiệm

Sở Khoa hoc và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên

TNN-2021-12