
- Nghiên cứu các giải pháp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu composit chứa các hạt áp điện kích thước nanô và khảo sát sự biến đổi tính chất cơ nhiệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
- Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thoát nghèo bền vững của hộ gia đình dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Thanh Hoá hiện nay
- Tổng hợp nano bạc có khả năng kháng khuẩn cao bằng phương pháp hóa học xanh sử dụng dịch chiết các quả họ citrus làm tác nhân khử và ổn định
- Nghiên cứu quy hoạch xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Tây Ninh từ nay đến năm 2020
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh ghép chuyển đổi nhanh sang giống chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP cho xoài ở huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
- Nuôi cá thát lát còm thương phẩm
- Nuôi giống gà Ri thuần chủng bằng phương pháp bán chăn thả Tại xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh
- Nghiên cứu hướng dẫn trồng và sơ chế nấm rơm
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin khoa học và công nghệ cho các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
19/2022/TTUD-KQĐT-CS/5
Nghiên cứu biên soạn Địa lý Khánh Hòa
Trường Đại học Khánh Hòa
UBND Tỉnh Khánh Hòa
Cơ sở
Phạm Hữu Khá
- PGS. TS. Lê Thị Phương Ngọc - ThS. Lê Hữu Dũng;
Khoa học xã hội
01/03/2021
01/09/2022
2022
Nha Trang, Khánh Hòa
1.1. Nghiên cứu, biên soạn tài liệu Địa lý Khánh Hoà có tính hệ thống dưới góc độ địa lý về địa lý tự nhiên, địa lý dân cư và địa lý kinh tế gắn với không gian lãnh thổ tỉnh Khánh Hoà. Tài liệu này thể hiện rõ nét các đặc điểm về địa lý tự nhiên, sự biến đổi dân số và sự phân bố dân cư trên địa bàn cùng các nét đặc trưng về phát triển kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hoà từ những năm 1991 đến năm 2020; định hướng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hoà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
1.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm một số nội dung có liên quan đến địa lý Khánh Hoà được tích hợp, lồng ghép vào một số học phần tại 7 lớp (có 273 sinh viên) ở 4 khoá học khác nhau (K4, K5, K6 hệ đại học và K45 cao đẳng sư phạm) thuộc Khoa Sư phạm, Khoa Khoa học Xã hội - Nhân văn và Khoa Ngoại ngữ tại Trường Đại học Khánh Hoà. Kết quả dạy học thực nghiệm cho thấy: Đa số sinh viên đều hài lòng và rất đồng ý về việc dạy học tích hợp kiến thức địa lý Khánh Hoà vào các học phần được thử nghiệm.
1.3. Tổ chức thu thập và lấy ý kiến của nhiều chuyên gia cùng giảng viên trong và ngoài nhà trường về các chuyên đề Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư và Địa lý kinh tế Khánh Hoà thông qua các buổi báo cáo chuyên đề và Hội thảo chuyên đề Cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu tỉnh Khánh Hoà từ năm 1991 đến năm 2020.
1.4. Hoàn thành đầy đủ các sản phẩm của đề tài theo đúng các Quyết định phê duyệt đề tài, phê duyệt đề cương nghiên cứu khoa học, bao gồm:
- Ba chuyên đề địa lý: Chuyên đề địa lý tự nhiên, địa lý dân cư và địa lý kinh tế Khánh Hoà;
- Tài liệu Địa lý Khánh Hoà;
- Báo cáo kết quả dạy học thực nghiệm 7 lớp thuộc Khoa Sư phạm, Khoa Khoa học Xã hội - Nhân văn và Khoa Ngoại ngữ tại Trường Đại học Khánh Hoà trong hai năm học 2020-2021 và 2021-2022;
- Kỷ yếu Hội thảo chuyên đề Cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hoà từ năm 1991 đến năm 2020;
- Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ nhiệm vụ Nghiên cứu, biên soạn tài liệu Địa lý Khánh Hoà năm 2021-2022.
1.5. Ngoài các sản phẩm nói trên, đề tài này còn đạt được sản phẩm vượt trội so với kế hoạch nghiên cứu. Đó là:
- Chuyên đề 4: Ứng dụng công nghệ GIS biên vẽ bản đồ địa lý Khánh Hoà, chuyên đề này cũng được báo cáo ở cấp Tổ bộ môn tại Trường Đại học Khánh Hoà;
- Ứng dụng công nghệ GIS biên vẽ một số bản đồ kỹ thuật số địa lý Khánh Hoà bằng phần mềm MapInfo Pro 15.0.
- Có 2 bài báo đã được đăng trên Tạp chí khoa học của Trường Đại học Khánh Hoà tháng 11/2021, tháng 11/2022 và 2 bài báo khác được gửi trên các tạp chí khoa học đang được xem xét, phản biện.
Địa lý
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Khánh Hòa
ĐKKQ/335