liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu các điều kiện thích hợp cho chuyển gen trên cây đậu nành (Glycine max L) sử dụng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes

Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

UBND TP. Hồ Chí Minh

Tỉnh/ Thành phố

Tôn Bảo Linh

Công nghệ gen; nhân dòng vật nuôi;

2017

TP. Hồ Chí Minh

55 tr.

Đậu nành (Glycine max L. Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và tầm quan trọng về mặt kinh tế đứng sau lúa mì, lúa nước và ngô. Ngoài ra, hạt đậu nành còn chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể người và động vật. Đậu nành là cây trồng quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, đậu nành biến đổi gen đang được trồng rộng rãi trên khắp thế giới và chiếm 78% tổng diện tích đậu nành biến đổi gen trên toàn cầu (ISAAA, 2016). Ở Việt Nam, đậu nành là một trong ba loại cây trồng được ưu tiên trong các nghiên cứu chuyển gen. Các mục tiêu chọn tạo giống đậu nành gồm năng suất cao, kháng bệnh và chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi (Krishnan, 2005). Tuy nhiên, việc tạo ra các dòng đậu nành biến đổi gen gặp nhiều hạn chế và hiệu quả chuyển gen thường phụ thuộc vào phản ứng của kiểu gen với điều kiện tái sinh và các tác nhân khác (Kereszt và ctv, 2007; Cao và ctv, 2009). Agrobacterium rhizogenes gây bệnh rễ tơ trên cây, tương tự như bệnh khối u gây ra bởi A.tumefaciens. Rễ tơ nuôi cấy phát triển nhanh chóng theo chiều xiên và phân nhánh cao trên môi trường không có chất điều hòa sinh trưởng. Trên đậu nành, rễ tơ được sử dụng để biểu hiện các promoter (Hernandez-Garcia và ctv, 2010), nhân nuôi tuyến trùng bào nang (Cho và ctv, 2000), nghiên cứu tổ chức cộng sinh vùng rễ (Hayashi và ctv, 2008) và các tương tác gây bệnh vùng rễ (Li và ctv, 2010), ngoài ra chúng còn được biểu hiện các gen RNAi im lặng (Subramanian và ctv, 2005). Mặc dù việc tái tạo toàn bộ cây đậu nành biến đổi gen từ rễ tơ vẫn chưa được công bố, nhưng lợi ích chính của nghiên cứu này là khoảng thời gian tương đối ngắn (khoảng 6 - 8 tuần) để sàng lọc các gen tiềm năng và promoter. Tuyến trùng trên đậu nành có thể hoàn thành chu kì sống của chúng trên nuôi cấy rễ tơ. Nghiên cứu này cũng nhằm thiết lập hệ thống chuyển gen vào vùng rễ đậu nành phục vụ chuyển gen liên quan đến tính kháng tuyến trùng trên đậu nành.

Chuyển gen; Đậu nành; Vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

HCM-0001-2018