Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2017-02-1241

Nghiên cứu chọn tạo giống lạc có khả năng chịu mặn năng suất cao thích hợp cho vùng ven biển miền Trung

Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam trung bộ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

TS. Hoàng Minh Tâm

Hồ Huy Cường, Phạm Vũ Bảo, Mạc Khánh Trang, Bùi Ngọc Thao, Trương Thị Thuận, Đường Minh Mạnh, Đỗ Thị Xuân Thùy, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Xuân Đoan

Cây lương thực và cây thực phẩm

01/2012

06/2016

2017

Bình Định

142 tr.

Chọn tạo được giống mới và xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác giống lạc có khả năng chịu mặn từ 3,2 mS/cm trở lên, năng suất đạt 35 tạ/ha, chất lượng tốt, chống chịu khá với bệnh héo xanh, thích ứng vùng đất mặn ven biển miền Trung. Điều tra bổ sung hiện trạng sản xuất lạc trên đất mặn ven biển miền Trung. Thu thập bổ sung, nhập nội các dòng/giống lạc mới. Duy trì, khảo sát, đánh giá tập đoàn giống các giống lạc để phục vụ công tác chọn tạo giống. Lai hữu tính và đột biến thực nghiệm đối với lạc để tạo và bổ sung nguồn vật liệu khởi đầu. Đánh giá, chọn lọc dòng ưu tú, dòng/giống triển vọng cây lạc theo các tiêu chí đặt ra (năng suất, chất lượng, khả năng chịu mặn, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn và khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường,...) và khảo nghiệm vùng sinh thái. Nghiên cứu một số biện pháp canh tác cho các giống lạc mới chọn tạo (nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và lượng phân bón kali đến sinh trưởng và năng suất các giống lạc mới chọn tạo). Thử nghiệm sản xuất các giống lạc mới chọn tạo. Đã điều tra và xác định được các nguyên nhân cơ bản hạn chế năng suất lạc trên đất cát ven biển miền Trung là: Điều kiện nước tưới phần lớn chưa chủ động (trung bình chiếm 67,1%), nông hộ chưa nhận biết về những thay đổi đất canh tác bị nhiễm mặn và đa số nông hộ chưa có biện pháp hợp lý để đối phó với đất nhiễm mặn; Bộ giống lạc sử dụng trong sản xuất còn ít và chưa phong phú; thiếu hệ thống cung ứng hạt giống; phần lớn nông hộ còn gặp khó khăn về vốn sản xuất (trung bình chiếm 58,8%); Đất mặn canh tác lạc có độ phì nhiêu kém; mật độ gieo trồng còn dày, chưa hợp lý; lượng phân đầu tư cho cây lạc trên đất mặn còn mất cân đối giữa đạm và kali, lượng phân kali bón còn thấp. Đã thu thập được 176 mẫu giống và dòng thuần của cây lạc để làm vật liệu lai tạo, đột biến và chọn lọc dòng mới. Đã kế thừa được 788 dòng lai đơn ở thế hệ F3 và đã tiến hành lai hữu tính được 93 tổ hợp, phát triển được 174 lượt quần thể lai, trong đó có 91 lượt quần thể ở thế hệ F1 và 83 lượt quần thể ở thế hệ F2. Đã tiến hành đột biến 6 giống lạc L14, LDH.01, MD7, L18, HL25, L23 bằng tác nhân đột biến tia Gamma nguồn Co60 với các liều lượng 200, 250, 300 Gy. Tuy nhiên, các dạng biến dị thu được từ xử lý đột biến là: giảm chiều cao cây, lá bạch tạng và không tạo quả, cho nên không thu được năng suất để bố trí chọn lọc dòng ở các thế hệ tiếp theo.

Cây lạc; Miền Trung

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14431