- Sử dụng một số thảo dược bổ xung vào khẩu phần thức ăn nhằm nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn tại các cơ sở chăn nuôi tỉnh Hải Dương
- Bảo tồn lưu giữ nguồn gen vi sinh vật thú y
- Ảnh hưởng của nhiễm giun lươn giun đũa chó mèo và giun móc của thai phụ trên phản ứng lao tố của con 6 tháng tuổi
- Hoàn thiện thể chế cải cách hành chính và đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực việc làm
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn các công trình xây dựng trong điều kiện thiên tai bất thường vùng Duyên hải miền Trung
- Đánh giá khả năng thích nghi của các giống cam quýt không hạt ngoại nhập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai
- Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp phục vụ chế tạo các bộ Kit phát hiện ký sinh trùng Trypanosoma spp Gây bệnh trên gia súc ở Việt Nam
- Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao thu nhập trên một diện tích vùng lũ ở hai huyện Thốt Nốt và Ô Môn tỉnh Cần Thơ
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
04.2018.05
03/GCN-SKHCN
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng cây chè Hoa vàng (Camellia spp) tại tỉnh Bắc Kạn
Trung tâm Nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc Việt Nam (Nay là Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi)
UBND Tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh/ Thành phố
Tiến sĩ Trần Đình Hà
TS. Trần Đình Hà; GS.TS. Đào Thanh Vân; ThS. Đỗ Thị Minh Hoa; TS. Hà Duy Trường; ThS. Lê Thị Kiều Oanh; TS. Đỗ Hoàng Chung; TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn; CN. Dương Thị Ninh; KS. Nông Quốc Thụy; KS. Ma Đình Tranh.
Cây công nghiệp và cây thuốc
01/01/2018
01/12/2020
2021
Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, Đại học Nông lâm Thái Nguyên
99
- Cây chè Hoa vàng phân bố tự nhiên tập trung ở huyện Chợ Đồn với 02 loài có hình thái đặc trưng: Loài búp tím lá to và loài búp xanh lá bé, trong đó loài búp tím lá to phân bố phổ biến còn loài loài búp xanh lá bé ít phổ biến. Độ cao nơi loài chè hoa vàng sinh sống chủ yếu từ 230 - 424 m so với mặt nước biển và có độ dốc 15 - 33 độ. Cây chè hoa vàng thuộc loại thân bụi mọc dưới tán cây rừng nghèo và rừng phục hồi ở vị trí thường gặp chân và sườn đồi, thung lũng và ven khe suối trên đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất có pha đá, độ ẩm cao, tầng đất mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám.
- Việc khai thác nguồn vật liệu cây chè Hoa vàng trong tự nhiên để bán hoặc sử dụng hoa, lá, khai thác cây về trồng của người dân làm cho loài cây này ngày càng suy giảm. Sản phẩm cây chè Hoa vàng có giá trị kinh tế và dược liệu cao nên đã được một số ít hộ dân gây trồng tại xã Nghĩa Tá và Đồng Thắng với quy mô manh mún nhỏ lẻ và áp dụng nhân giống, trồng và chăm sóc cây chè chủ yếu theo kinh nghiệm.
(2). Đã xác định và thu thập được 01 loài chè Hoa vàng có đặc tính đặc trưng búp tím lá to khuyến cáo cho sản xuất, có tên khoa học là Camellia murauchii Ninh & Hakoda, với đặc tính ưu việt: Phân bố phổ biến, có khả năng nhân giống và trồng sản xuất, hoa và lá có kích thước lớn, thời gian ra hoa tập trung tháng 11 đến tháng 01 năm sau, được người dân địa phương quan tâm khai thác, trồng, sử dụng và tiềm năng thị trường tiêu thụ lớn với giá trị kinh tế cao.
(3) Đã nghiên cứu xác định được một số biện pháp kĩ thuật trong nhân giống bằng giâm hom phù hợp cho cây chè Hoa vàng Bắc Kạn búp tím lá to, góp phần khai thác tận dụng nguồn hom có kích thước bé mà người dân thường loại bỏ và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác chè Hoa vàng Bắc Kạn tại địa phương, kết quả nghiên cứu mới đó là:
- Xử lý chất IBA với nồng độ: 100 -200 ppm cho hom ngọn, 200 ppm cho hom giữa và 300 ppm cho hom gốc trong thời gian 30 phút làm tăng hiệu quả giâm hom so với không xử lý. Tỷ lệ cây đạt Tiêu chuẩn xuất vườn sau 12 tháng tương ứng từ 34,44 - 38,89%, 40,00 - 46,67% và 50,00 - 53,33%.
- Giâm hom gốc cho tỷ lệ cây đạt Tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất, tiếp đến hom giữa và thấp hơn cả là hom ngọn. Thời vụ giâm hom phù hợp trong vụ Thu đạt kết quả cao nhất, tiếp đến vụ cuối Đông và sau cùng là vụ Xuân.
- Giá thể bầu giâm hom bằng 50% đất rừng tầng B + 50% trấu hun cho khả năng tái sinh hom giâm tốt nhất, đạt tỷ lệ cây đủ Tiêu chuẩn xuất vườn sau 12 tháng giâm là 44,44% trong vụ Xuân và 47,78% trong thụ Thu.
(4) Đã xây dựng thành công mô hình trồng chè Hoa vàng với quy mô 05 ha (chè Hoa vàng Bắc Kạn búp tím lá to: 02 ha, chè Hoa vàng Ba Chẽ: 1,38 ha và chè Hoa vàng Tam Đảo: 1,62 ha) tại 02 hộ gia đình ở xã Đồng Thắng, huyện Chợ Đồn và 01 hộ ở xã Địa Linh, 01 hộ ở xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể với tỷ lệ cây sống của các mô hình đạt 80,3 - 90,0%.
- Bước đầu xác định loài chè Hoa vàng Bắc Kạn (búp tím lá to) sinh trưởng tốt ở điều kiện có cây che bóng râm mát với độ tàn che từ 0,5 - 0,7, ẩm độ cao, tầng đất dày, đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước. Loài chè Hoa vàng Ba Chẽ thể hiện khả năng thích ứng tốt hơn với điều kiện có độ tàn che thấp hơn từ 0,3 - 0,6, ẩm độ thấp hơn, đất đai nghèo dinh dưỡng hơn. Loài chè Hoa vàng Tam Đảo phát triển chậm hơn so với 02 giống chè nêu trên.
(5) Đề tài đã góp phần đào tạo cán bộ kĩ thuật, tập huấn nâng cao năng lực về nhân giống và chăm sóc chè Hoa vàng cho 100 hộ dân trên địa bàn, đặc biệt là các thành viên hợp tác xã Hòa Thịnh và 04 hộ dân thực hiện mô hình tại 2 huyện Ba Bể và Chợ Đồn.
(6). Đề tài đã hoàn thành các nội dung và 06 sản phẩm đề tài theo thuyết minh được duyệt đảm bảo tiến độ, khối lượng và chất lượng. Ngoài ra bổ sung thêm 02 sản phẩm đào tạo và khoa học ngoài thuyết minh.
chè Hoa vàng; búp tím lá to; búp xanh; chè Hoa vàng Bắc Kạn.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn
03/2021 Quyển số 01-STD-QLCNCN