
- Mối quan hệ qua lại giữa hoạt động ngân hàng với sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong tình hình mới
- Nghiên cứu diễn biến lưu lượng mực nước các sông về mùa kiệt và đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Xây dựng dây chuyền sản xuất gạch không nung từ đá mạt cát và nguyên liệu sẵn có khác tại tỉnh Thanh Hóa
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chiếu xạ gamma để xác lập quy trình điều chế hạt nano Se dùng Na-alginate làm chất ổn định, định hướng sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ trong điều trị ung thư
- Sản xuất thử giống đậu tương Đ 2101 và Đ8 ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh
- Nâng cao vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế các tỉnh Nam Bộ
- Nhân rộng mô hình trồng cam đường canh tại huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống cá rô biển (Lobotes suri namensis Bloch 1970)
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thiết kế chế tạo các máy để cơ giới hóa canh tác và thu hoạch sẵn ở vùng sản xuất sắn tập trung



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
0421/KHXH
Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng cộng đồng đề xuất các biện pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La
UBND Tỉnh Sơn La
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Đỗ Văn Ánh
KS. Nguyễn Trọng Nam, KS. Ngô Văn Độ, KS. Đinh Thị Minh Tuyền, KS. Đặng Thanh Bình, KS. Nguyễn Mạnh Cương, ThS. Vũ Văn Thuận, KS. Ngô Mai Anh, ThS. Đào Thị Lan, KS. Nguyễn Thái Sơn
Khoa học xã hội
01/06/2019
01/12/2020
2020
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La
Nội dung nghiên cứu, đã xây dựng được cơ sở lý luận về quản lý rừng cộng đồng bền vững và đánh giá được tổng quan về rừng cộng đồng, những chính sách áp dụng rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Nội dung 2: Học tập kinh nghiệm mô hình quản lý rừng cộng đồng bền vững tại 1 số địa phương trong nước
Đề tài đã lựa chọn 4 mô hình QLRCĐ bền vững tại 2 tỉnh Điện Biên, Nghệ An (2 mô hình/tỉnh) để điều tra, các mô hình gồm:
- Thứ nhất: Mô hình QLRCĐ bền vững tại bản Mường Pồn II, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên;
- Thứ hai: Mô hình quản lý rừng cộng đồng bền vững tại bản Kê Nênh, xã Tà Lèng, Thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên;
- Thứ 3: Mô hình quản lý rừng cộng đồng bền vững tại bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
- Thứ 4: Mô hình quản lý rừng cộng đồng bền vững tại Thôn Cao Sơn, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Kết quả đã học tập kinh nghiệm các mô hình quản lý rừng cộng đồng bền vững để làm cơ sở áp dụng xây dựng mô hình QLRCĐ bền vững của đề tài.
Nội dung 3: Đánh giá thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại 1 số khu vực trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Đánh giá được thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại 4 xã thuôc 4 huyện nghiên cứu của đề tài (gồm xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp; xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu; xã Mường Sang, huyện Mộc Châu; xã Mường Do, huyện Phù Yên)
Nội dung 4: Xây dựng tiêu chí và mô hình quản lý rừng cộng đồng bền vững phù hợp với tỉnh Sơn La,
- Xây dựng được 01 bộ tiêu chí mô hình quản lý rừng cộng đồng bền vững phù hợp với điều kiện tỉnh Sơn La.
Xây dựng 4 mô hình quản lý rừng cộng đồng bền vững tại 4 bản nghiên cứu của đề tài (gồm bản Nậm Lạnh xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp; bản Nhộp, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu; bản Lùn, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu; bản Lằn, xã Mường Do, huyện Phù Yên).
- Xây dựng được mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng: 1ha/ 2 mô hình/ 2 bản (gồm bản Nậm Lạnh xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp; bản Lùn, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu).
- Xây dựng được mô hình trồng Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung: 2ha/ 2 mô hình/ 2 bản (gồm bản Nhộp, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu; bản Lằn, xã Mường Do, huyện Phù Yên).
Nội dung 5: Đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Đê xuất được các nhóm giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La, gồm nhóm giải pháp: (i) Giải pháp chính sách; (ii) Giải pháp tổ chức thực hiện; (iii) Giải pháp kỹ thuật và khoa học công nghệ; (iv) Nhóm giải pháp khác.
Nội dung 6: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng bền vững cho khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng được 01 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng bền vững phù hợp với khu vực nghiên cứu.
- Tập huấn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng bền vững tại khu vực nghiên cứu: 4 lớp tại 4 xã thuộc 4 huyện nghiên cứu x 30 học viên/lớp = 120 học viên
0421/KHXH