Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2018-53-128

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên hang động và cảnh quan karst độc đáo tỉnh Quảng Ninh

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

Bộ

PGS.TS. Nguyễn Hiệu

ThS. Đặng Kinh Bắc, PGS.TS. Vũ Văn Phái, PGS.TS. Tạ Hòa Phương, TS. Nguyễn Đại Trung, TS. Nguyễn An Thịnh, TS. Nguyễn Thị Hà Thành, ThS. Dương Thị Thủy, ThS. Đỗ Trung Hiếu, ThS. Đoàn Thu Phương

Khoa học xã hội khác

04/2014

04/2017

2017

Hà Nội

45 + Phụ lục

Đề tài đã làm rõ đặc điểm địa hình karst tỉnh Quảng Ninh, từ đó xác định được tính độc đáo, đặc thù và sự khác biệt về tài nguyên địa hình, hang động karst và cảnh quan karst độc đáo giữa vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Đây là cơ sở cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cho đầu tư, quy hoạch phát triển du lịch biển đảo của Quảng Ninh nói riêng. Nằm bên cạnh vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên thế giới nổi tiếng, vịnh Bái Tử Long được đặc trưng bởi cảnh quan đá vôi độc đáo, vừa tương đồng lại vừa khác biệt bởi sự đan xen hài hòa giữa các đảo đá vôi và đảo đất có diện tích lớn cùng hệ thống các phễu karst có giá trị thẩm mỹ cao bên cạnh các địa hình karst dạng chóp, tháp. Đây là tiềm năng, cơ hội đáng kể cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch dựa vào cộng đồng tại vịnh Bái Tử Long. Phát triển hiệu quả du lịch tại vịnh Bái Tử Long còn làm giảm được áp lực lên tài nguyên, môi trường tại vịnh Hạ Long. Đề tài đánh giá thực trạng các loại hình sinh kế của người dân địa phương trên khu vực vịnh Bái Tử Long bằng phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học 153 hộ dân, cũng như phân tích thống kê. Kết quả cho thấy người dân địa phương tại khu vực vịnh Bái Tử Long chủ yếu sống với những sinh kế truyền thống là nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sinh kế này không cao và khá bấp bênh do chịu ảnh hưởng của yếu tố thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước. Hiện mới chỉ có 1% số hộ gia đình tham gia du lịch. Hiệu quả kinh tế của hoạt động này khá cao, khắc phục được những hạn chế về tài nguyên đất đai của khu vực karst cũng như phát huy được những giá trị độc đáo của tài nguyên địa mạo. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số mô hình sinh kế bền vững gắn với khai thác hợp lý tài nguyên địa mạo của khu vực như homestays, farmstays, phát triển du lịch khám phá mạo hiểm, phát triển các sinh kế đi theo hoạt động du lịch bên cạnh việc duy trì có lựa chọn, cải tiến các sinh kế truyền thống.

Hang động; Cảnh quan karst; Sử dụng bền vững; Tài nguyên thiên nhiên; Vịnh Hạ Long; Vịnh Bái Tử Long; Quảng Ninh

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14658