Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

22/GCN- KHCN

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và ứng dụng hiệu quả bền vững các công trình điện mặt trời áp mái trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Trường Đại học Công nghệ.

UBND Tỉnh Bắc Giang

Tỉnh/ Thành phố

ThS Nguyễn Thanh Tùng

ThS. Nguyễn Đức Cường, TS. Vũ Minh Pháp, TS. Bùi Đình Tú, TS. Nguyễn Tuấn Cảnh, ThS. Nguyễn Ngọc Bách, ThS. Nguyễn Đăng Cơ, ThS. Phạm Văn Duy, ThS. Vũ Ngọc Linh, ThS. Nguyễn Văn Đại

Địa lý kinh tế và xã hội khác

01/09/2021

01/04/2023

2023

Bắc Giang

292

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và ứng dụng hiệu quả, bền vững các công trình điện mặt trời áp mái trên địa bàn tỉnh Bắc Giang“ được thực hiện bởi Th.S Nguyễn Thanh Tùng làm chủ nhiệm, dưới sự chủ trì thực hiện của Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc Gia Hà Nội) được thực hiện từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2023 tại tỉnh Bắc Giang.
Tiềm năng lý thuyết điện mặt trời tại Bắc Giang theo tính toán cho thấy giá trị tổng xạ mặt trời và điện năng phát từ tấm pin mặt trời trung bình năm ở từng địa điểm huyện, thành phố trong địa bàn tỉnh Bắc Giang có độ chênh lệch nhưng không nhiều và có giá trị trung bình là 1316,8 kWh/m2, trong đó mức tổng xạ mặt trời có cường độ lớn khoảng 1300 -1400 kWh/m2 tập chung chủ yếu ở các huyện vùng trung du và đồng bằng như Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng, thành phố Bắc Giang, đây là những vùng có địa hình tương đối bằng phẳng. Lượng bức xạ yếu hơn khoảng 1200-1300 kWh/m2 tập chung ở những vùng núi cao của các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động và Yên Thế, do địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi nên mức chiếu xạ không đồng đều. Sản lượng điện mặt trời có thể khai thác (PV-Out) của tỉnh Bắc Giang trung bình là
1077,8 kWh/kWp. Những nơi có sản lượng điện mặt trời cao vẫn là vùng đồng bằng và trung du với sản lượng khoảng 1000-1100 kWh/kWp, vùng núi cao có sản lượng điện thấp hơn giao động từ 950-1000 kWh/kWp. Như vậy, có thể thấy tiềm năng sản xuất điện mặt trời trên toàn tỉnh tương đối đồng đều, tuy nhiên khu vực sản xuất tối ưu nhất vẫn là các vùng đồng bằng và trung du của tỉnh Bắc Giang.
Khi khảo sát về vấn đề lắp đặt và sử dụng điện mặt trời áp mái, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đều nhận được sự đồng ý ở mức độ tối đa, nên có thể đánh giá được hiệu quả mà điện mặt trời áp mái mang lại cho các nhà xưởng công nghiệp. Điều này cũng thể hiện những mong muốn thay đổi tích cực cho môi trường và sự quan tâm của các công ty, doanh nghiệp về việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Như vậy, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời có thể coi là một trong các biện pháp khả thi mà các công ty thuộc các khu công nghiệp có thể sử dụng để tiết kiệm năng lượng.
Kết quả nghiên cứu mô phỏng cho thấy giá trị tổng xạ mặt trời tại tỉnh Bắc Giang trung bình là khoảng 3,84 kWh/m2.ngày và sản lượng điện mặt trời sản xuất là khoảng 23.388 MWh/năm. Các tháng 5 – 9 là khoảng thời gian phát điện mặt trời cao nhất trong năm vì đây là khoảng thời gian hè nên nhiệt độ và cường độ bức xạ mặt trời lớn nhất trong năm. Tháng 1 và tháng 2 là thời điểm phát điện mặt trời thấp nhất. Các kết quả mô phỏng tương ứng với điều kiện khí hậu Bắc Giang là có mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa, số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ. Kết quả đánh giá trạm ĐMTAM thực tế tại Sở KHCN cho thấy sự chênh lệch về sản lượng điện năng của hệ thống điện mặt trời xảy ra vì khi hoạt động trạm điện mặt trời trong thực tế sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết và trong quá trình mới đi vào hoạt động nên hệ thống còn chưa được ổn định cũng như các quy trình hoạt động còn nhiều khó khăn, gây ra sai sót khi vận hành nên tổng sản lượng điện năng tạo ra từ hệ thống điện mặt trời thực nghiệm có xu hướng thấp hơn so với kết quả mô phỏng thiết kế. Kết quả tính thời gian hoàn vốn trạm ĐMTAM tại Sở KHCN là khoảng năm thứ 8. Như vậy, có thể thấy rằng việc lắp đặt hệ thống ĐMTAM tại các cơ quan công sở hoàn toàn đem lại lợi ích về tiết kiệm điện năng và đảm bảo hiệu quả đầu tư khi sử dụng nguồn vốn đầu tư công cho các cơ quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Bắc Giang khá lớn, việc chuyển dịch sang đầu tư vào năng lượng tái tạo, dựa trên nhiều lợi thế về địa lý và thiên nhiên, sẽ giúp cho Việt Nam chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế. Hiện nay, chủ trương phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã được Chính phủ cụ thể hoá bằng nhiều chính sách càng khẳng định mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo đồng bộ và quy mô lớn sẽ được thực hiện mạnh mẽ thời gian tới. Trong lĩnh vực điện mặt trời mái nhà, mặc dù sự phát triển đã thể hiện rõ rệt nhưng việc triển khai lắp đặt cho các hộ gia đình cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong khi đó, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà vẫn còn chưa rõ ràng. Khi đầu tư trong lĩnh vực điện mặt trời mái nhà đang là xu hướng phát triển ở hiện tại và tương lai thì các cấp quản lý cũng cần đánh giá, xem xét lại để thúc đẩy một cách hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Điện mặt trời mái nhà giai đoạn tới cần tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành nhằm tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện; hoàn thiện khung khổ pháp lý, đặc biệt là những cơ chế, chính sách sắp tới như cơ chế giá mua bán điện, xã hội hóa lưới điện truyền tải, đấu thầu dự án đối với dự án nối lưới; sửa đổi quy định hạn chế về số MW điện mặt trời mái nhà cho phù hợp, có những hướng dẫn về tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm, thiết bị đối với điện mặt trời mái nhà.



 

Điện áp mái

Trung tâm Ứng dụng KHCN Bắc Giang

8/80/2023/KQNVCT