liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2017-02-1325

Nghiên cứu đề xuất mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng

Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

TS. Hoàng Liên Sơn

TS. Nguyễn Tôn Quyền, ThS. Lê Văn Cường, ThS. Nguyễn Gia Kiêm, ThS. Phạm Thị Luyện, CN. Vũ Duy Hưng, CN. Phạm Thế Tấn, CN. Trần Vũ Phương, CN. Dương Quỳnh Hoa, ThS. Nguyễn Xuân Trường

Gỗ, giấy, bột giấy

01/2015

12/2016

2016

Hà Nội

211 tr.

Nghiên cứu đã làm giàu thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về “chuỗi cung ứng” và “chuỗi giá trị”; theo đó “Chuỗi cung ứng biểu hiện bản chất tự nhiên của hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự vận hành của nó có thể được tổ chức, quản lý hoặc không; Trong khi đó, chuỗi giá trị tập trung cho nội hàm liên kết giữa các tác nhân để tạo dựng chuỗi cung ứng có tổ chức, quản lý nhằm chủ động chia sẻ thông tin, chia sẻ lợi ích và quản lý rủi ro giữa các tác nhân trong chuỗi để cung cấp các thuộc tính giá trị của hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”. Và “Chuỗi cung ứng có tổ chức quản lý là tập hợp của nhiều chuỗi giá trị sẽ tạo ra hành động tập thể nhằm bảo vệ lợi ích, chia sẻ rủi ro và đảm bảo công bằng giữa các tác nhân”. Sự phân biệt này đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ nói riêng và các dòng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh nông – lâm sản nói chung. Mô hình liên kết (MHLK) theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng cần được tổ chức vận hành thông qua 4 nhóm nhân tố chủ yếu: (1) Dòng luân chuyển vật chất hoặc hành trình sản xuất của sản phẩm hàng hóa; (2) Dòng tài chính (dòng tiền) sẽ chảy ngược lại với dòng vật chất; (3) Dòng thông tin trao đổi giữa các tác nhân; và (4) Mối liên kết ngang, dọc trong từng khâu, giữa các khâu theo cấu trúc quản trị của chuỗi. Đồng thời phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của 03 MHLK đã lựa chọn. Trên cơ sở thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp và phương án nhân rộng cho từng MHLK được chọn. Nghiên cứu cũng đã hệ thống hóa và rà soát được hệ thống chính sách liên quan đến liên kết theo chuỗi giá trị gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng theo 4 nhóm vấn đề chính sách, gồm: (1) Nhóm chính sách định hướng phát triển liên kết theo chuỗi giá trị; (2) Nhóm chính sách đất đai phát triển rừng trồng sản xuất; (3) Chính sách tạo liên kết, hỗ trợ, đầu tư và tín dụng theo chuỗi giá trị; và (4) Nhóm chính sách khuyến khích phát triển và chia sẻ lợi ích. Từ đó đề xuất 6 nhóm giải pháp nhân rộng MHLK theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng.

Kinh doanh; Sản xuất; Gỗ; Lâm sản

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

14515