Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

29/GCN-KHCN

Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khai thác giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung thị trấn Nếnh huyện Việt Yên trong phát huy truyền thống hiếu học khoa bảng phát triển giáo dục của tỉnh Bắc Giang hiện nay

: Bảo tàng tỉnh.

UBND Tỉnh Bắc Giang

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Đỗ Tuấn Khoa.

CN. Phùng Thị Mai Anh, CN. Dương Thị Ánh, TS. Nguyễn Văn Tú, ThS. Nguyễn Đại Lượng, ThS. Ngọ Văn Giáp, ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền, ThS. Ngô Thị Thu Hường, CN. Nguyễn Quyết Chiến, CN. Nguyễn Thị Thanh Huyền.

Các vấn đề lịch sử và khảo cổ học khác

01/02/2022

01/07/2023

2023

Bắc Giang

113

Trong nhiều năm qua, việc giáo dục truyền thống hiếu học, khoa bảng, vinh danh các nhân tài người Bắc Giang có thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học đã luôn được ngành giáo dục và các địa phưong, các ngành, các dòng họ trong tỉnh thực hiện tốt. Trên thực tế, học sinh, sinh viên các nhà khoa học, nghiên cứu là người Bắc Giang có thành tích nổi bật, thành đạt được vinh danh trong học tập đã được ghi nhận ở trong nhiều lĩnh vực trong nước và quốc tế. Đạt được kết quả tốt trong học tập, nghiên cứu là sự khẳng định, tiếp nối truyền thống của tiền nhân, tiếp nối tư tưởng của Tiến sĩ Thân Nhân Trung "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Hằng năm, các hoạt động vinh danh, về nguồn tri ân, tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, danh nhân khoa bảng đã luôn được ngành giáo dục tỉnh tuyên truyền và tổ chức như: dâng hưởng, tưởng niệm, báo công tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, đền thờ Nhà giáo Chu Văn An ở Hải Dưong, các địa phương có danh nhân khoa bảng là những hoạt động có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Thực tế đó cũng đặt vấn đề là đối với tỉnh Bắc Giang, danh nhân khoa bảng, Tiến sĩ Thân Nhân Trung, một người con của quê hưong Bắc Giang có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước, là biểu tượng cho việc học, đào tạo nhân tài của quốc gia. Tuy nhiên thì ngay chính tại quê hưong của ông ở tỉnh Bắc Giang thì lại chưa có một công trình gắn với mô hình hoạt động để vinh danh, tưởng nhớ đến ông cho thế hệ trẻ, giáo viên, học sinh, sinh viên đến học tập, nghiên cứu noi theo để từ đó phát huy, khơi dậy niềm tự hào, truyền thống hiếu học khoa bảng của tiền nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp giáo dục trong tỉnh.

Từ năm 2016, được sự đồng ý của ƯBND tỉnh Bắc Giang, huyện Việt Yên, quê hương của Danh nhân văn hóa- Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã có chủ trương và tiến hành Xây dựng Đen thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung tại làng Yên Ninh, thị trấn Nếnh với vốn đầu tư trên 70 tỷ đồng. Đây là chủ trương đúng đắn nhàm bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống hiếu học khoa bảng của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên mô hình di tích này có những nét đặc thù riêng, có những khác biệt so với các di tích văn hóa khác. Đây là di tích được hình thành mới hoàn toàn để tôn vinh danh nhân về văn hóa khoa bảng của tỉnh có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc gia và tư tưởng coi trọng nhân tài, đào tạo về nhân tài. Di tích được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn của nhà nước và cùng với việc đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất thì đã hình thành Ban quản lý di tích để đi vào hoạt động khi công trình hoàn thiện. Song đến nay, mô hình quản lý, nội dung hoạt động hầu như chưa có nội dung cũng như hoạt động cụ thể. Vì vậy, để khai thác, phát huy tốt các yếu tố trên, cần được đặt trên cơ sở pháp lý, luận cứ khoa học, thực tiễn cụ thể để đáp ứng được nhu cầu phục vụ công tác giáo dục truyền thống hiếu học, khoa bảng, đào tạo nhân tài, thúc đẩy sự phát triển giáo dục tỉnh Bắc Giang trong thời đại mới.

Với tât cả những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý, khai thác giả trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhăn Trung thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên trong phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng, phát triển giáo dục của tình Bắc Giang hiện nay" nhàm mục đích nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý và khai thác giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên; từ đó xây dựng mô hình quản lý, khai thác, đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn phát huy giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung trong việc phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng, phát triển giáo dục tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
 

Đề tài đã đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý, phát huy giá trị di tích, hoạt động thuyết minh, tổ chức các nghi lễ, các hoạt động trải nghiệm ... tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung đồng thời đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao. Từ đó giúp cho địa phưong có thể khai thác các giá trị của di tích, danh nhân Tiến sĩ Thân Nhân Trung, các tiềm năng, lợi thế của địa phương áp dụng trong phát triển kinh tế du lịch của địa phương. Đe tài là một hoạt động thiết thực trong việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết SỐ44-NQ/TU ngày 30/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, đề tài cũng giúp cho huyện Việt Yên tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển du lịch của huyện gắn với các di sản văn hóa. Từng bước đưa lĩnh vực du lịch là một trong những ngành dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao của huyện Vệt Yên nói riêng, tỉnh Bắc Giang nói chung.

Việc thực hiện để tài ‘'Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý, khai thác giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên trong phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng, phát triển giáo dục của tỉnh Bắc Giang hiện nay” là một chủ đề thiết thực, từng nội dung thực hiện trong đề tài sẽ góp phần xây dựng đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung trở thành điểm di tích gắn với truyền thống hiếu học khoa bảng tiêu biểu nhất của tỉnh Bắc Giang, nơi giáo dục cho các thế hệ con cháu về truyền thống tốt đẹp của cha ông trong lịch sử khoa cử Việt Nam, và vai trò ý nghĩa của việc coi trọng nhân tài đối với sự nghiệp của mỗi quốc gia dân tộc..

Đền thờ văn hóa Thân Nhân Trung

Trung tâm Ứng dụng KHCN Bắc Giang

14/86/2023/KQNVCT