Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,421,117
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

118/05/2023/ĐK-KQKHCN

Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình OCOP (One Commune one Product - Mỗi xã một sản phẩm) dựa vào nội lực cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk

Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Châu Thị Minh Long

ThS. Châu Thị Minh Long (Chủ nhiệm), ThS. Trần Thị Thường (Thư ký), TS. Nguyễn Xuân Hòa, ThS. Đỗ Văn Chung, ThS. Đinh Văn Phê, ThS. Đinh Thị Nhã Trúc, ThS. Hoàng Hải Long, TS. Đỗ Thị Nga, ThS Tôn Thất Dạ Vũ, KS. Nguyễn Vũ Kỳ, CN Trần Thị Phương Hằng, CN Nguyễn Thị An, ThS. Lê Kim Loan

Khoa học tự nhiên

01/12/2020

01/11/2022

2023

Đắk Lắk

137

Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung:
  Nghiên cứu đề xuất mô hình OCOP dựa vào nội lực cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần thực hiện thành công Chương trình OCOP tại tỉnh Đắk Lắk và chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới quốc gia.
Mục tiêu cụ thể:
  + Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình OCOP dựa vào nội lực cộng đồng;
  + Đánh giá thực trạng triển khai Chương trình OCOP tại tỉnh Đắk Lắk;
  + Xây dựng thành công 02 mô hình OCOP dựa vào nội lực cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk: 01 mô hình đại diện cho xã vùng ĐBDTTS và 01 mô hình đại diện cho các xã còn lại với 02 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao;
            + Đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại tỉnh Đắk Lắk.
Kết quả thực hiện:
1) Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng mô hình OCOP dựa vào nội lực cộng đồng.
            2) Đánh giá thực trạng triển khai Chương trình OCOP tại tỉnh Đắk Lắk
            Đến 16/2/2022, toàn tỉnh có 72 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 64 sản phẩm đạt 3 sao, 8 sản phẩm đạt 4 sao; 60 chủ thể‎ đăng ký tham gia Chương trình; có khoảng 500 cán bộ (tỉnh, huyện, xã) và chủ thể được đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn.
3) Xây dựng 02 mô hình OCOP dựa vào nội lực cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk
            HTX Dệt thổ cẩm Tơng Bông với sản phẩm Trang phục nữ Ê Đê  tại xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột và HTX DVNN Đàn Hương - Mac ca Vip Phú Lộc  với sản phẩm hạt mắc ca Thành Vương tại xã Phú Lộc, huyện Krông Năng là 02 mô hình thí điểm xây dựng mô hình OCOP trong khuôn khổ đề tài với 02 sản phẩm tương ứng là Trang phục nữ Ê Đê và Hạt mắc ca Thành Vương đạt số điểm OCOP 3 sao; 02 bộ tài liệu hướng dẫn phát triển sản phẩm OCOP dựa vào nội lực cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk: 01 cho xã vùng ĐBDTTS và 01 cho các địa phương còn lại đã được xây dựng chi tiết để góp phần hỗ trợ các chủ thể và cán bộ Chương trình OCOP.    
4) Đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP dựa vào nội lực cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk.
            Đề tài đã hệ thống hóa các chính sách hỗ trợ phát triển OCOP tại tỉnh Đắk Lắk. Một số giải pháp phát huy nội lực cộng đồng trong xây dựng sản phẩm OCOP bao gồm: huy động nguồn lực của các tổ chức kinh tế trong cộng đồng; tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP; tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, lồng ghép trong các cuộc họp thôn buôn; và hỗ trợ kịp thời từ bên ngoài để tạo động lực cho công đồng phát triển sản phẩm OCOP.
            Một số giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại tỉnh Đắk Lắk được đề xuất bao gồm: xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP; xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP; hoàn thiện chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP cho phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường công tác đào tạo, tham quan, tập huấn và áp dụng KHCN để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP cho cán bộ và chủ thể OCOP.

Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk

ĐL40-2023-005