• Kết quả thực hiện nhiệm vụ

41/KQNC/2014

Nghiên cứu hiệu quả phương pháp sử dụng Propofol có kiểm soát nồng độ đích trên bệnh nhân tăng áp lực nội sọ do chấn thương sọ não nặng

Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu

UBND Tỉnh Bến Tre

Tỉnh/ Thành phố

BS CKII Phạm Văn Hiếu

BS CKII Trần Văn Ân, BS CKII Trình Minh Hiệp, BS CKII Phạm Văn Hiếu, BS CKI Nguyễn Thị Minh Hồng, BS CKII Nguyễn Hữu Hữu, ĐD Châu Thị Lệ Mỹ, CN Trần Thị Tuyết Nga, BS CKII Nguyễn Hùng Phong, BS CKII Phạm Quốc Tuấn, BS CKII Hoàng Việt

Khoa học y, dược

01/03/2012

01/03/2014

2013

Bến Tre

69

Điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng rất phức tạp cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị, trong đó chống tăng ALNS và giảm áp lực tưới máu não (ALTMN) là rất cần thiết góp phần cho sự thành công.
- Vị trí đặt ống thông theo dõi áp lực nội sọ (ALNS) cùng bên PT 23 bệnh nhân (BN), thời gian lưu ống thông trung bình 77,68 giờ.
- Số BN có tăng ALNS 17 BN, ALNS dao động trong quá trình điều trị nhưng ALTMN được cải thiện tốt.
- Các điều trị phối hợp như ổn định hô hấp, huyết động: thở máy 100% (PaCO2 32-42 mmHg, HATB 91,7-101,2 mmHg); Cân bằng dịch điện giải (CVP 8-12 cmHO, ion Natri 138-144 mmol/L, lượng dịch xuất nhập tương đương 3214 và 3273 ml).
- Điều trị tăng ALNS bằng dung dịch tăng thẩm thấu: sử dụng Manitol 20% có 27 BN, NaCl 3% có 9 BN, phối hợp 2 loại 8 BN, không sử dụng dịch tăng thẩm thấu 10 BN. Lượng Mannitol 20% và NaCl3% sử dụng trung bình là 369±292 ml và 673±418 ml.
- Các thời gian an thần, thở máy, lưu ống NKQ, lưu ICP khác nhau phù hợp phác đồ điều trị.

propofol; chấn thương; chấn thương sọ não; bệnh viện; bệnh nhân; kiểm soát nồng độ; tăng áp lực nội sọ

Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ Bến Tre

BTE-041-2014