
- Xây dựng tài liệu đào tạo và tổ chức đào tạo giảng viên về năng suất và chất lượng tại các Bộ ngành địa phương
- Nghiên cứu đặc điểm chuyển hoá glucose hồng cầu khả năng chống oxy hoá ở người nhiễm chì bệnh nhân tan máu và máu bảo quản
- Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực để điều trị một số bênh thường gặp
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất dịch đạm từ nguồn phế liệu trong công nghệ chế biến cá Tra Basa
- Một số đặc điểm về thuỷ sinh vật tại vùng biển Quảng Bình và vùng nước quanh đảo Cồn Cỏ là cơ sở cho phát triển nghề cá
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của một số cây con chính và từng bước hoàn thiện công nghệ sau thu hoạch
- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh bụi phổi silicose cho công nhân làm việc trong các phân xưởng đúc của các nhà máy cơ khí Việt Nam
- Dự án sản xuất 07 mác hợp kim kim loại màu cơ tính cao
- Phát triển lực lượng lao động kỹ năng số đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số quốc gia
- Nghiên cứu nội dung và tiêu chuẩn năng lực của các đơn vị đáp ứng các yêu cầu của tổng thầu EPCM cho các công trình công nghiệp



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
20/KQNC-TTKHCN
Nghiên cứu đột biến gen KRAS BRAF NRAS và PIK3CA trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng tại bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ
Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS.BS. Huỳnh Quyết Thắng
ThS.BS Nguyễn Hồng Phong; ThS.BS Võ Văn Kha; ThS.BS Hồ Long Hiển; ThS.BS Hoàng Đức Trình; BS. Nguyễn Hữu Thanh;
Khoa học y, dược
03/2013
12/2015
2015
Thành phố Cần Thơ
133
Mục tiêu: Xác định đặc điểm đột biến gen KRAS, NRAS, BRAF, PIK3CA trong ung thư biểu mô tuyến đại-trực tràng tại bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 50 trường hợp ung thư biểu mô tuyến đại-trực tràng được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Ung bướu Cần Thơ. Giải trình tự chuỗi DNA gen KRAS (exon 2),
NRAS (exon 2, 3), BRAF (exon 15) và PIK3CA (exon 9, 20) để xác định đột biến và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh.
Kết quả: Trong 50 trường hợp khảo sát gen KRAS, NRAS, BRAF, PIK3CA chúng tôi ghi nhận tỉ lệ đột biến lần lượt là KRAS(34%), NRAS (0%), BRAF ( 2%) và PIK3CA (6%). Tất cả đều là đột biến điểm. Tỷ lệ đột biến gen
KRAS tại codon 12 và 13 là 26%. Chỉ có 1 trường hợp đột biến ở codon 10. Tỉ lệ mất biểu hiện protein PTEN là 14%. Tỉ lệ đột biến KRAS ở trực tràng (48,1%) cao hơn so với đại tràng (17,4%) với P=0,022. Các đặc điểm bệnh học khác như giới, loại mô học, độ mô học, giai đoạn TNM không có liên quan với đột biến gen KRAS. Đột biến gen PIK3CA thường gặp ở nhóm bệnh nhân < 50 tuổi (6%) và nữ (6%) cao hơn so với nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi (0%) và nữ (0%) với P=0,042 và P = 0,036.
Kết luận: Tỷ lệ đột biến KRAS trên bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đạitrực tràng tại bệnh viện Ung bướu Cần Thơ là 34%. Đột biến gen KRAS có liên quan với vị trí u. Đột biến PIK3CA liên quan với tuổi, giới tính. Chưa ghi
nhân đột biến NRAS. Có 1 trường hợp đột biến BRAF dạng K601E cũng là một trong số các dạng đột biến gây hoạt hóa quá mức hoạt động của protein BRAF. Có 27/50 (54%) bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng có ít nhất một yếu tố tiên đoán đáp ứng kém với kháng thể đơn dòng kháng EGFR như: có đột biến KRAS; BRAF; PIK3CA; mất biểu lộ protein PTEN.
ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng; KRAS; BRAF; NRAS; PIK3CA;
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2016-20/KQNC