Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

000.00.16.G06-230216-0001

2023-53-0235/NS-KQNC

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình Công nghệ siêu hấp thụ (CDI) ứng dụng trong xử lý nước sinh hoạt

Viện Tài nguyên và Môi trường

Đại học Quốc gia Hà Nội

Bộ

PGS. TS. Lưu Thế Anh

TS. Đỗ Quang Trung, TS. Võ Thanh Sơn, TS. Hoàng Trung Kiên, KTV. Đỗ Thanh Sang, ThS. Phạm Việt Hùng, ThS. Lê Bá Biên, TS. Lý Trọng Đại

Kỹ thuật môi trường khác

01/04/2021

01/09/2022

2022

Hà Nội

22 Tr. + Phụ lục

Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây đã được đóng góp về khử muối của các ion đơn hóa trị, nhưng rất ít nhà nghiên cứu tập trung vào việc làm mềm nước bằng công nghệ CDI (Oren, 2008). Gabelich và cộng sự cho thấy các ion hóa trị một được ưu tiên loại bỏ cao hơn là các ion hóa trị hai trong trường hợp của điện cực carbon aerogel (Gabelich và cộng sự, 2002). Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu khác cho thấy xu hướng ngược lại (Xu và cộng sự, 2008). Ngoài việc loại bỏ các kim loại nặng và các chất gây ô nhiễm vô cơ, các công nghệ dựa trên CDI cũng đã được sử dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ như thuốc nhuộm và kháng sinh có thể ion hóa cũng như các hợp chất hữu cơ carboxylate, sulfonate và phosphonate (Suss và cộng sự, 2015). Do đó, các nghiên cứu tối ưu hóa và hoàn thiện hệ thống lọc nước ứng dụng công nghệ CDI nhằm nâng cao hiệu suất lọc là cần thiết để mở rộng đối tượng và phạm vi ứng dụng.  Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển và hoàn thiện thiết bị lọc nước sử dụng công nghệ hấp thụ (CDI) trong xử lý nước sinh hoạt tại Việt Nam nhằm mở rộng đối tượng áp dụng, nâng cao hiệu suất lọc nước mặn ở mức dưới 40‰, nâng cao hiệu quả xử lý (lượng nước thải xuống dưới 8%). 

Nghiên cứu; Hoàn thiện quy trình; Công nghệ siêu hấp thụ; CDI; Ứng dụng; Xử lý nước sinh hoạt

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

21885