Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,079,172
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu khả năng ra hoa tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh in vitro tại Đà Lạt

Ban quản lý Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt

UBND Tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh/ Thành phố

ThS.Phan Công Du

CN.Lê Thị Phương Hội, PGS.TS.Lê Xuân Thám, TS.Nguyễn Bá Hoạt, ThS.Nguyễn Lê Quốc Hùng, ThS.Nguyễn Như Chương, ThS.Phan Quốc Chính, CN.Lê Diệu Trâm, CN.Nguyễn Thị Thu Hoài, CN.Nguyễn Thị Quỳnh Nghi, CN.Nguyễn Hữu Thanh Tuệ, CN.Nguyễn Thị Minh Hiền(3)(2)

01/06/2015

01/06/2019

2019

Đà Lạt

64

Sâm Ngọc Linh là một loài sâm đặc hữu của Việt Nam với tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv thuộc chi Nhân sâm (Panax L.), còn có các tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (K5), sâm Trúc (sâm Đốt trúc, Trúc tiết sâm), củ Ngải rọm con hay cây Thuốc giấu. Sâm Ngọc Linh là loài cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 40 - 60cm hoặc hơn, thân rễ nạc, đường kính từ 1 – 3.5cm, dài tới 1m, có nhiều vết đốt do vết lá hàng năm để lại. Rễ chính phình to thành củ thường có hình con quay. Cây mọc dưới tán rừng già hỗn giao có độ che phủ trên 70%, có độ cao từ 1.700 – 2.200m, có khí hậu mát ẩm quanh năm. Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng.
Sâm Ngọc Linh là loài đặc biệt có giá trị về khoa học và kinh tế, với thành phần saponin, hàm lượng các amino acid, các chất khoáng vi lượng trong củ, lá và rễ hơn nhiều loài sâm khác. Ngoài tác dụng dược lý, sâm Ngọc Linh còn giúp chống căng thẳng, trầm cảm, oxy hóa... Do vùng phân bố hạn chế và việc khai thác quá mức, sâm Ngọc Linh trở nên khan hiếm trong tự nhiên và được đưa vào danh lục đỏ của IUCN (2003), cũng như danh sách các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống sâm quý, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng cấm Quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp.
Để bảo vệ cây thuốc này cùng một số cây dược liệu khác, một số địa phương đã triển khai di thực cây sâm Ngọc Linh về trồng tại địa phương. Lâm Đồng là một trong những tỉnh đầu tiên di thực cây sâm Ngọc Linh về trồng tại Đà Lạt. Tỉnh cũng đã từng bước áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật vào làm chủ công nghệ nhân giống, ươm tạo và trồng sâm không bị lệ thuộc bởi thiên nhiên cũng như các yếu tố về thổ nhưỡng. Đây là tín hiệu khả quan đối với các tỉnh thành khác đang có ý định phát triển loài cây dược liệu quý này ở địa phương.
Việc tạo cây con in vitro có củ góp phần tăng sức sống của cây, nâng cao tỷ lệ sống sót của cây khi đưa ra vườn ươm là một trong những bước đi mới góp phần bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý này.
Đề tài “Nghiên cứu khả năng ra hoa tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh in vitro tại Đà Lạt” là một trong những nhiệm vụ mang tính cấp thiết nhằm khẳng định sự tồn tại ổn định và khả năng nhân rộng loài sâm quý hiếm này trên địa bàn thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng.
  1. Mục tiêu chung
Đánh giá được khả năng ra hoa, tạo hạt của cây Sâm Ngọc Linh in vitro nhằm chủ động trong việc sản xuất được hạt giống sâm Ngọc Linh tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất củ sâm Ngọc Linh từ hạt.
  1. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng mô hình trồng sâm Ngọc Linh in vitro trong điều kiện nhà kính và ngoài tự nhiên tại khu vực Đà Lạt và vùng phụ cận.
- Nghiên cứu, khảo sát chế độ phân bón, dinh dưỡng tổng hợp cho cây sâm Ngọc Linh in vitro giai đoạn vườn ươm và trồng trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu về chiều cao cây, đường kính tán.
- Nghiên cứu khả năng ra hoa, kết quả, tạo hạt của cây Sâm Ngọc Linh in vitro.
- Nghiên cứu khả năng nẩy mầm tạo cây từ hạt của cây sâm Ngọc Linh in vitro.
- Phân tích và so sánh đánh giá hàm lượng Saponin của cây sâm Ngọc Linh in vitro qua các thời kỳ sinh trưởng.

Trung tâm Ứng dung khoa học và Công nghệ Lâm Đồng

LDG-2020-014