Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

02/GCN-KQNV

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh xử lý giảm hạt nâng cao năng suất và chất lượng Quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn

Viện nghiên cứu rau quả

UBND Tỉnh Lạng Sơn

Tỉnh/ Thành phố

TS. Nguyễn Quốc Hiếu

TS. Nguyễn Quốc Hiếu; TS. Lê Thị Mỹ Hà; ThS. Nguyễn Duy Hưng; ThS. Đào Thị liên; ThS. Hoàng Thị Hoài; ThS. Vi Đình Thiện; KS. Hoàng Thị Thoan; KS. Dương Đức Quang

Khoa học nông nghiệp

01/01/2018

01/12/2020

2020

Hà Nội

63 tr

Sử dụng lượng phân bón vô cơ riêng rẽ với lượng 30 kg phân HC hoai mục + 5 kg phân HCVS + 500 g N + 300 g P2O5 + 500 g K2O/cây cho quýt Bắc Sơn đã làm tăng số quả thu hoạch, khối lượng quả, tăng năng suất thực thu và chất lượng quả được cải thiện; năng suất đạt 34,5 - 35,8 kg/cây, độ brix 10,9 - 11,4%. Công thức bón  30 kg phân HC hoai mục + 5 kg phân HCVS +  Phân Đầu trâu bón gốc + phun phân bón lá Đầu trâu cho năng suất 34,1 - 35,6 kg/cây, brix đạt 10,6 - 11,1%. Các công thức bón phân trên có năng suất đạt được cao hơn so với các công thức bón phân khác.
Các loại phân vi lượng, chất điều tiết sinh trưởng được sử dụng trong nghiên cứu có ảnh hưởng tốt đến khả năng ra hoa, nâng cao tỷ lệ đậu quả và làm tăng năng suất của quýt Bắc Sơn. Năng suất thực thu đạt 33,5 - 35,9 kg/cây, tương đương với 16,75 - 17,95 tấn/ha. Phun Atonik 0,3% cho quýt Bắc Sơn độ brix quả đạt được cao nhất với 10,8 - 11,3%.
Sử dụng vật liệu giữ ẩm AMS-1 với liều lượng 100 gam/cây/năm đã giúp giữ độ ẩm đất trong thời kỳ khô hạn, đặc biệt vào thời kỳ phát triển quả và nuôi quả, làm tăng tỷ lệ đậu quả, số quả thu hoạch và năng suất thực thu của quýt Bắc Sơn. Năng suất đạt 32,6 - 35,3 kg/cây, cao hơn so với đối chứng không che phủ chỉ đạt 31,4 - 33,1 kg/cây. Che tủ bằng màng phủ nilon giúp giữ độ ẩm đất, hạn chế cỏ dại, tuy nhiên khuyến cáo không nên dùng vì đã làm tăng nhiệt độ, độ ẩm của đất gây ảnh hưởng đến bộ rễ của quýt.
Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp đã làm giảm mức độ gây hại đối tượng sâu bệnh hại chính, giảm số quả bị thối hỏng, làm tăng số quả thu hoạch/cây, năng suất thực thu đạt 33,8 - 35,8 kg/cây cao hơn đáng kể so với đối chứng (áp dụng phòng trừ sâu bệnh theo cách của dân) năng suất chỉ đạt 30,2 - 31,0 kg/cây.
5.1.3. Đã xây dựng 1,6 ha mô hình thâm canh phun GA3 (100 ppm) xử lý giảm hạt kết hợp áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật cho cây quýt Bắc Sơn. Năng suất thực thu của mô hình đạt 37,6 kg/cây, năng suất tăng cao hơn 26,2%; Số hạt/quả giảm 29,5% so với sản xuất đại trà. Hiệu quả kinh tế của mô hình đạt tổng doanh thu 282,0 triệu đồng/ha, lãi thuần đạt 160,0 triệu đồng/ha, lãi thuần tăng cao hơn 30% so với lối canh tác phổ biến người dân địa phương hiện đang áp dụng.
Đã xây dựng 1,4 ha mô hình thâm canh phun CuSO4.5H2O (100 ppm) xử lý giảm hạt kết hợp áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật cho cây quýt Bắc Sơn. Năng suất thực thu của mô hình đạt 36,5 kg/cây, năng suất tăng cao hơn 22,5%; Số hạt/quả giảm 44,2% so với sản xuất đại trà. Hiệu quả kinh tế của mô hình đạt tổng doanh thu 273,75 triệu đồng/ha, lãi thuần đạt 157,15 triệu đồng/ha. Lãi thuần tăng cao hơn 27,7% so với lối canh tác phổ biến người dân địa phương hiện đang áp dụng.
Đề tài đã tổ chức 01 hội nghị đầu bờ giới thiệu kết quả xây dựng mô hình thâm canh, xử lý giảm hạt nâng cao năng suất và chất lượng quýt Bắc Sơn tại xã Chiến Thắng huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
5.1.4. Đã xây dựng 01 bộ tài liệu và đã tổ chức tập huấn 2 lớp về “Kỹ thuật thâm canh và xử lý giảm hạt quýt Bắc Sơn” cho 60 học viên tại xã Bắc Quỳnh và xã Chiến Thắng huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
 

Thâm canh giảm hạt quýt; Bắc Sơn

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn

LSN-2021-002