liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,154,845
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

21

Nghiên cứu một số thành phần hóa học, hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá cây Đính (Pongamia Pinnata L.) thu hái tại thành phố Đà Nẵng

Trường Đại Học Kỹ Thuật Y – Dược Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng

Cơ sở

TS.BS. Lê Văn Nho

TS. Phạm Đức Thắng, Phạm Thu Hương

03/2020

07/2021

2021

Đà Nẵng

118

Cây Đính thu hái tại Đà Nẵng có tên khoa học là Pongamia pinnata (L.) Merr. Tên đồng danh: Pongamia glabra Vent, Derris indica Benn thuộc họ Đậu  Fabaceae. Tên địa phương là Dây lim, Dây lá bánh giầy, Nim. Phân bố cây Đính (Pongamia pinnata L.) nằm rải rác một số nơi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dọc hai bên vùng hạ lưu các sông; phân bố tập trung nhiều nhất đoạn sông Cầu Đỏ đi qua địa bàn xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang) và phường Hòa Thọ Đông, Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), chiều dài khoảng 3 km. Tổng số cây ghi nhận được 1672 cây, trong đó cây dưới 1m là 1143 cây chiếm 68,36%, cây cao hơn 1 m là 529 chiếm 31, 64%. Cây cao, to nhất có chiều cao thân 7,2 m, đường kính thân là 56 cm, tán rộng 8,4 m ở ô tiêu chuẩn thứ 7. Thành phần hóa học định tính từ dịch chiết lá cây Đính thu hái tại Đà Nẵng gồm các nhóm hợp chất: alcaloid, saponin, flavonoid, acid hữu cơ, đường khử. Phân tích GC/MS, xác định được 21 hợp chất từ các phân đoạn. Trong đó có nhiều hợp chất có ý nghĩa trong ngành Dược. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao tổng, cao phân đoạn chiết từ lá cây Đính cho thấy: Cao Ethylacetat ức chế mạnh nhất chủng Staphylococcus aureus ATCC 25923 ở nồng độ t5 của ET1.2 (Đường kính vòng kháng khuẩn 19,3 mm), yếu nhất chủng MRSA ở nồng độ t3 (Đường kính vòng kháng khuẩn 11 mm). Kết quả nghiên cứu của đề tài là tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn về mặt hóa học, kết hợp thử nghiệm lâm sàng để nghiên cứu phát triển sản xuất một số chế phẩm từ lá cây Đính để chữa các bệnh ngoài da và phát triển các sản phẩm thuốc từ các hoạt chất sinh học của lá cây Đính.

Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng

DNG-2021-CS-142