
- Chuẩn hoá phương pháp xác định hàm lượng vitamin D ( D2 và D3 ) trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ( HPLC )
- Quản lý mạng lưới điện trung thế bằng công nghệ thông tin địa lý
- Xây dựng chương trình khoa học công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu - Phụ lục
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá chình hoa (Anguilla marmorata) đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Quảng Bình
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn ở ngoại thành TP Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường thống nhất trong khu công nghiệp
- Tổng thể về chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer vùng Tây Nam bộ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030
- Nghiên cứu cập nhật phương pháp tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế cho các công trình thủy lợi
- Thiết kế và chế tạo đèn điốt bán dẫn kích thước micro mét cấu trúc ingan dây nano với hiệu suất phát quang cao ứng dụng trong kỹ thuật trình chiếu thông minh
- Đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản và tác động của chúng tới môi trường tự nhiên tại một số vùng trọng điểm



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nghiên cứu nuôi thử nghiệm cá trắng châu Âu (Coregonus lavaretus) tại tỉnh Lâm Đồng
Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh/ Thành phố
TS. Phan Đinh Phúc
KS. Lê Văn Diệu; KS. Nguyễn Anh Tiến; KS. Nguyễn Bá Quyền; ThS. Võ Thị Dung; Ông Nguyễn Đình An;
Di truyền và nhân giống động vật nuôi
01/10/2016
01/01/2020
2020
Lâm Đồng
45
Kết quả các thí nghiệm đánh giá khả năng thích nghi của cá trắng châu Âu tại tỉnh Lâm Đồng cho thấy nhiệt độ nước trong các bể nuôi ở Điểm 1 huyện Đức Trọng nằm ngoài khoảng thích nghi của cá trắng châu Âu, trong khi đó nhiệt độ nước của Điểm 2 và 3 ở huyện Lạc Dương nằm trong khoảng thích nghi của cá trắng châu Âu. Các yếu tố môi trường nước khác như pH, ô xy hòa tan tương đối phù hợp với sự phát triển của cá trắng châu Âu ở cả 3 địa điểm. Chiều dài và khối lượng cá trắng châu Âu đưa vào nuôi thí nghiệm ở 3 địa điểm là tương đồng nhau. Sau 150 ngày, do tác động của nhiệt độ nước nên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trắng nuôi ở Điểm 1 huyện Đức Trọng là thấp nhất, còn 2 địa điểm nuôi còn lại ở huyện Lạc Dương thì tương đồng với nhau. Trong quá trình nuôi thí nghiệm, đã phát hiện một số tác nhân gây bệnh của một số bệnh thường gặp như bệnh xuất huyết, bệnh ăn mòn vây, bệnh thối mang. Các tác nhân gây các bệnh trên chỉ phát hiện trên một số ít cá thể chết. Bệnh không gây chết hàng loạt do điều trị kịp thời khi phát hiện ra các tác nhân gây bệnh. Qua các mô hình nuôi thử nghiệm cá trắng châu Âu ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cho thấy nhìn chung các yếu tố môi trường nước thuận lợi cho sự tăng trưởng cho đàn cá nuôi ở cả 3 địa điểm nuôi. Từ khối lượng đàn cá giống của các mô hình dao động từ 33,9 – 52,1 g, sau 17 tháng nuôi, đàn cá nuôi đạt 825,0 – 1.160,0 g. Tỷ lệ sống dao động từ 68,7% - 71,0%. Năng suất của Điểm 2 đạt 14,7 kg/m3 bể nuôi, năng suất nuôi ở Điểm 3 là 14,4 tấn/ha, và ở Điểm 4 là 13,0 tấn/ha. Hệ số tiêu tốn thức ăn của Điểm 2 là 1,45, ở Điểm 3 là 1,50, và Điểm 4 là 1,55. Tổng sản phẩm của cả 3 mô hình là 3.150,3 kg. Trong quá trình nuôi thử nghiệm có hai bệnh thường gặp là xuất huyết và mất nhớt hay xảy ra với cá trắng châu Âu. Bệnh không bột phát thành dịch do điều trị kịp thời. Đề tài đã xây dựng “Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá trắng châu Âu tại Lâm Đồng”. Kết quả điều tra và thu thập số liệu cho thấy điều kiện khí hậu và môi trường của huyện Lạc Dương và một số vùng dự kiến nuôi cá hồi vân (Đam Rông) có thể phát triển nghề nuôi cá trắng châu Âu. Đề tài cũng đã tổ chức 1 lớp tập huấn và 3 hội thảo tổng kết các nội dung của đề tài.
Cá trắng; Châu Âu; Thử nghiệm; Nuôi trồng
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2021-015