
- Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu mẫu điển hình về công trình hạ tầng kỹ thuật áp dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phục hồi và phát triển các hệ sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống dây chuyền cân động điện tử phân loại trái cây
- Các truyền thuyết huyền thoại liên quan đến di tích lịch sử và danh thắng ở Phú Yên
- Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ - Đặc trưng thiết chế quản lý xã hội ở Nam Bộ
- Kỹ thuật ẩn danh bảo vệ tính riêng tư cho dữ liệu mở
- Điều tra đánh giá một số nguyên nhân gây tử vong và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại tỉnh Hà Giang
- Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân thị xã Sông Công
- Cơ sở hình thành phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam
- Nghiên cứu đa dạng và bảo tồn chi Luồng (Dendrocalamus Nees) ở Việt Nam



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
01C-06
2024- 50- NS-ĐKKQ
Nghiên cứu phát triển sản xuất và chế biến dược liệu Bồ công anh Việt Nam ( Lactuca indica L.) có hàm lượng hoạt chất sinh học cao tại Hà Nội
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Cao nguyên
UBND TP. Hà Nội
Tỉnh/ Thành phố
ThS. NGUYỄN THỊ AN
KS. Nghiêm Hoàng Anh, ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền, GS.TS Trần Khắc Thi, TS. Nguyễn Thị Phương, ThS. Hoàng Minh Châu, ThS. Đặng Thu Hòa, TS. Nguyễn Thu Huyền
10/2020
10/2023 gia hạn đến 4/2024
2024
Hà Nội
1. Đề tài đã khảo sát, thu thập được 25 mẫu giống Bồ công anh Việt Nam tại 5 huyện trên địa bàn Hà Nội (Ba Vì, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Gia Lâm, Sóc Sơn) và đã giám định được các mẫu giống thu thập đều là Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.). Bồ công anh tập trung nhiều ở huyện Ba Vì: Riêng huyện Ba Vì thu thập được 13 mẫu giống, Mỹ Đức 04 mẫu giống, Phú Xuyên 04 mẫu giống, Sóc Sơn 02 mẫu giống, Gia Lâm 02 mẫu giống. Có thể khẳng định, Đề tài đã thu thập đầy đủ bộ giống Bồ công anh Hà Nội.
2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái , đã lập được bảng mô tả đặc điểm hình thái của 25 mẫu giống Bồ công anh thu thập, ở cả 2 giai đoạn: Giai đoạn vườn ươm và giai đoạn sau trồng với đầy đủ hình ảnh cây ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
- Kết quả so sánh đặc điểm hình thái, đặc tính nông sinh học và đánh giá sự trùng lặp của các mẫu giống thu thập, đã xác định được các mẫu giống trùng nhau: 1≡3, 2≡4≡8, 5≡6≡12. Như vậy, số lượng dòng/giống Đề tài đã thu thập được trên
địa bàn Hà Nội là 20 dòng/giống Bồ công anh Việt Nam. Trong đó, Đề tài xác định được 4 giống Bồ công anh cho năng suất dược liệu khô cao > 3,50 tấn/ha và hàm
ượng flavonoid toàn phần > 0,9% phù hợp cho sản xuất dược liệu. Đó là các giống số 8, 11, 12, 3. Trong 4 giống này, Đề tài chọn giống số 8 đưa vào thực hiện các
nhiên cứu tiếp theo, đặt tên giống là BCA-A8. Đề tài chỉ nghiên cứu sâu giống BCA-A8).
3. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống cho giống Bồ công anh Việt Nam được tuyển chọn. Đề tài đã đưa ra được các thông số kỹ thuật để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống BCA-A8:
- Thời vụ gieo ươm cây con từ 10/12- 10/1, tốt nhất từ 10- 25/12.
- Thời vụ trồng để sản xuất hạt giống từ 30/1- 15/2; Gieo hạt từ 10- 25/12.
- Lượng phân bón phù hợp cho sản xuất hạt giống BCA- A8 là: 20 tấn PC + 270kg NPK hoặc 25 tấn PC + 210kg NPK.
- Khoảng cách trồng hợp lý cho sản xuất hạt giống BCA- A8 là: hàng x cây = 40cm x 30- 35cm (Mật độ: 44.000- 51.300 cây/ha).
- Với cây Bồ công anh Việt Nam có thể thu hoạch hạt giống theo 2 cách: Cắt theo cành, khi trên cành có 50% số quả chín sinh lý (theo cách này phải thu ít nhất 2 lần nhưng năng suất hạt giống cao, chất lượng tốt) hoặc cắt cả cây, khi trên cây có 50% số quả chín sinh lý (theo cách này chỉ thu quả 1 lần nhưng năng suất hạt giống thấp hơn). Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, Đề tài đã xây dựng quy trình kỹ thuật sản
xuất hạt giống Bồ công anh Việt Nam cho giống được tuyển chọn (giống BCA- A8).
4. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu Bồ công anh Việt Nam theo tiêu chuẩn GACP-WHO cho giống được tuyển chọn. Đề tài đã đưa ra được các thông số kỹ thuật để xây dựng quy trình sản xuất dược liệu BCA-A8:
- Thời vụ trồng làm dược liệu là từ 30/1- 01/3, gieo hạt từ 10/12- 10/01; Tốt nhất trồng từ 15/2- 01/3, gieo hạt 25/12- 10/1.
- Lượng phân bón thích hợp cho sản xuất dược liệu BCA-A8 là: 20tấn PC + 270kg NPK hoặc 25 tấn PC + 210kg NPK. Ở các mức bón phân này, hàm lượng Nitrat (NO3) trong lá thấp, phù hợp với tiêu chuẩn GACP.
- Khoảng cách trồng BCA- A8 hợp lý là: hàng x cây = 40cm x 25- 30cm (Mật độ: 51.300- 61.500 cây/ha).
Từ kết quả nghiên cứu, Đề tài đã xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu Bồ công anh Việt Nam cho giống được tuyển chọn (giống BCA- A8).
5. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến sản phẩm dược liệu Bồ công anh Việt Nam theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Đề tài đã đưa ra được một số kết luận sau:
- Xác định được độ già thu hái Bồ công anh cho chất lượng dược liệu tốt là trên 50 ngày sau trồng.
- Đã xây dựng quy trình sản xuất trà túi lọc từ dược liệu Bồ công anh bằng cách nghiền nhỏ qua mắt sàng kích thước 2mm để trà đồng đều, độ hòa tan hoạt chất tốt.
- Đã sản xuất được sản phẩm trà túi lọc từ sản phẩm Bồ công anh và phối trộn Bồ công anh với chè vằng theo tỷ lệ 1:1.
- Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở , quy trình công nghệ sơ chế bảo quản và bản tự công bố TCCS sản phẩm trà túi lọc Bồ công anh và trà Bồ công anh phối hợp với chè vằng.
6. Xây dựng thành công mô hình sản xuất hạt giống trên giống được tuyển chọn (BCA- A8), tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì- Hà Nội. Quy mô 0,5ha. Năng suất hạt giống cao (đạt 115,51kg/ha). Hạt giống Bồ công anh sản xuất trong mô hình đạt tiêu chuẩn chất lượng hạt giống (Theo TCVN 8812:2011).
7. Kết quả xây dựng 2 mô hình sản xuất dược liệu Bồ công anh tại Ba Vì và Mỹ Đức, trên giống được tuyển chọn (BCA-A8), một lần nữa khẳng định giống BCA-A8 sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất dược liệu cao ( > 3,5 tấn/ha). Đặc biệt, hàm lượng flavonoid tổng số rất cao (Đạt 1,9- 2,2%)- Là giống tốt cho sản xuất dược liệu.
Dược liệu Bồ công anh sản xuất trong mô hình đảm bảo tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam V (2017).
Các mô hình là cơ sở đề khẳng định các thông số kỹ thuật Đề tài nghiên cứu là phù hợp. Đồng thời là cơ sở đề hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống và quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu cho giống Bồ công anh được tuyển chọn. Với ưu điểm dễ trồng, chi phí lao động thấp, khi có đầu ra ổn định thì trồng dược liệu Bồ công anh cũng là một giải pháp tốt cho nông dân ở những vùng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp.
Bồ ông anh; dược liệu; hoạt chất sinh học
2024 - 50/ĐKKQNV- SKHCN