liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

08/2021/TTƯD-KQĐT-CS/4

Nghiên cứu sản xuất phân trùn quế từ phế phẩm trồng nấm rơm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND Tỉnh Khánh Hòa

Cơ sở

Trần Thượng Hào

Khoa học nông nghiệp

01/08/2019

01/11/2020

2021

Khánh Hòa

52

Trong cùng một điều kiện thí nghiệm như nhau khi sử dụng các nguồn thức ăn từ phế phẩm trồng nấm rơm với tỉ lệ phối trộn với phân bò khác nhau cho thấy.
1. Đánh giá về sinh trưởng, phát triển của trùn quế và chất lượng phân trùn quế từ phế phẩm nấm rơm.
- Tốc độ tiêu thụ thức ăn: Khi cho tỉ lệ phế phẩm trồng nấm rơm càng lớn so với phân bò thì tốc độ tiêu thụ thức ăn trùn quế càng chậm. Cụ thể tốc độ tiêu thụ nhanh nhất ở nghiệm thức M1 (chứa 25% Phế phẩm trồng nấm rơm) sau 03 cho ăn ngày tiêu thụ 75,0 % lượng thức ăn; M2 (50% Phế phẩm trồng nấm rơm) là 60,66%; M3 (75% Phế phẩm trồng nấm rơm) là 49,84% và thấp nhất là nghiệm thức M4 (100% Phế phẩm trồng nấm rơm) là 43,63%.
- Độ pH của các nghiệm thức phân trùn quế giao động trong khoảng 6,62 đến 6,74 là phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của trùn quế.
- Tốc độ tăng trưởng của trùn quế tốt nhất ở nghiệm thức M1 (25% phế phẩm trồng nấm rơm) tăng thêm là 14,2 kg trùn và 209,8 kg phân và tăng chậm và ít nhất ở nghiệm thức M4 (100% phế phẩm trồng nấm rơm) là 7,1 kg trùn và 135,9 kg phân.
- Tất cả các mẫu phân trùn quế kiểm nghiệm đều đạt chuẩn theo quy định về phân hữu cơ theo QCVN: 2019 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2019 khi hàm lượng hữu cơ đạt trên 20% và hàm lượng các kim loại nặng, các yếu tố hạn chế đều không có hoặc thấp hơn ngưỡng được chấp nhận trong phân bón.
2. Hiệu quả kinh tế và xã hội, môi trường của việc sử dụng phế phẩm nấm rơm làm thức ăn trùn quế: Nghiệm thức M1(25% Phế phẩm trồng nấm rơm) cho hiệu quả kinh tế cao nhất đạt lợi nhuận 3,994 triệu/10m2/vụ. Ngoài ra còn giải quyết tốt vấn đề về ô nhiễm môi trường, tạo ra nguồn phân hữu cơ cho nền nông nghiệp sạch. Nhất là hiện nguồn rơm rạ và phế phẩm sau trồng nấm đang có nhiều ở các vùng nông thôn Khánh Hòa.
 Từ kết quả nghiên cứu nội dung 1 và 2 của 04 nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng sử dụng 100% phân bò cho thấy:
Nghiệm thức M1 sử dụng 75% phân bò và 25% phế phẩm trồng nấm rơm cho chất lượng phân và hiệu quả kinh tế cao nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương và được chọn để triển khai các mô hình thử nghiệm ở các hộ gia đình. Đồng thời đã xây dựng được kỹ thuật sản xuất phân trùn quế từ phế phẩm trồng nấm rơm áp dụng trong phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của đề tài. (Chi tiết Báo cáo kỹ thuật sản xuất phân trùn quế từ phế phẩm trồng nấm rơm kèm theo Báo cáo tổng kết)
 3. Đã chuyển giao thành công cho 04 mô hình nuôi thử nghiệm tại Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm. Các mô hình được đánh giá đều sinh trưởng và phát triển tốt.
 4. Sản lượng phân trùn quế thu được tại 04 mô hình chuyển giao là: 7,4 tấn phân trùn quế so với 4 tấn yêu cầu. Sản lượng phân trùn quế đạt và vượt 7,4/4 =185% so với yêu cầu.
 

phân trùn quế; phế phẩm trồng nấm rơm

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN

ĐKKQ/307