
- Phát triển mô hình dầm và tấm composite trong môi trường tải trọng cơ – nhiệt – độ ẩm
- Nghiên cứu phát triển một số vật liệu nano bạc tổ hợp và chế phẩm nano khử trùng định hướng ứng dụng trong xử lý môi trường chứa các mầm bệnh truyền nhiễm
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo thép đúc hợp kim mác ZU75CrMo
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiến để xây dựng hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 lượng hàng dóng gói sẵn nhóm 2 nhập khẩu…
- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí kỹ thuật và phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ thoại VoLTE
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác sáng chế trong một số ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
- Đánh giá sơ bộ tác động của biến đổi khí hậu lên các vấn đề sức khỏe một số quận huyện tại TP Hồ Chí Minh
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc và kỹ thuật điều khiển sự ra hoa của Lan hồ điệp
- Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế số trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám vào việc giám sát tình hình cảnh báo và dự báo về một số loại sâu bệnh chính hại lúa phục vụ công tác phòng trừ sâu bệnh bảo vệ mùa màng - Hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin địa lý giám sát tình hình và



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
03/GCN-TTKHCN
Nghiên cứu sự biến đổi tế bào học cổ tử cung liên quan đến nhiễm HPV ở phụ nữ 18-69 tuổi tại thành phố Cần Thơ
Trường Đại học Y dược Cần Thơ
Bộ Y tế
Tỉnh/ Thành phố
BS.CKII. Dương Mỹ Linh
PGS.TS. Trần Ngọc Dung; TS.BS. Bùi Quang Nghĩa; ThS. Nguyễn Thị Thư; ThS. Võ Nhật Ngân Tuyền;
Khoa học y, dược
01/09/2018
01/02/2022
2022
Cần Thơ
155
Human papillomavirus (HPV) là loại virus gây u nhú da ở người, được xác định là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung. Sự tiến triển từ khi nhiễm HPV đến các bất thường tiền ung thư cổ tử cung thường rất chậm, có thể kéo dài từ vài năm đến vài chục năm. Một số xét nghiệm với kỹ thuật đơn giản như phết tế bào cổ tử cung và thử nghiệm quan sát cổ tử cung sau bôi acid acetic được đặt ra. Tuy nhiên, tỷ lệ tổn thương cổ tử cung được phát hiện bởi những kỹ thuật này rất thấp. Trần Ngọc Dung (2016) đã thực hiện một nghiên cứu mô tả cắt ngang về tình hình nhiễm HPV và các yếu tố nguy cơ ở phụ nữ thành phố Cần Thơ ghi nhận tỷ lệ nhiễm HPV rất thấp 6,64%; tỷ lệ PAP bất thường 0,47%; VIA bất thường 8,93%. Ngoài ra, nghiên cứu còn ghi nhận ở cùng một thời điểm nghiên cứu, mối liên quan giữa nhiễm HPV và tổn thương tế bào biểu mô cổ tử cung chưa rõ ràng. Vấn đề được đặt ra là phụ nữ nhiễm HPV sẽ có sự thay đổi HPV-DNA ở tế bào biểu mô cổ tử cung như thế nào theo thời gian cũng như chúng có liên quan gì trong việc gây biến chuyển ác tính các tế bào biểu mô cổ tử cung? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi tế bào học cổ tử cung liên quan nhiễm HPV ở phụ nữ 18 – 69 tuổi tại thành phố Cần Thơ” với 2 mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Xác định tỷ lệ biến đổi HPV-DNA, biến đổi tế bào học cổ tử cung và các mối liên quan giữa biến đổi HPV với biến đổi tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV thành phố Cần Thơ từ năm 2013 đến năm 2020.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ biến đổi HPV-DNA và biến đổi tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ 18 - 69 tuổi nhiễm HPV thành phố Cần Thơ.
HPV; Virus; Ung thư cổ tử cung; Tế bào biểu mô
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-2022-03