Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu sự thai đổi đời sống của phụ nữ Chăm An Giang từ năm 1954 đến nay và các giải pháp

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

Mai Ngọc Diệp

Dân tộc học

01/01/2007

01/12/2007

2007

Trung tâm Nghiên cứu khoa học xã hội và Nhân văn

53

Tiến tới bình đẳng giới là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) mà Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện cho đến năm 2015. Bài học toàn cầu cũng cho thấy rằng, các nước thúc đẩy quyền của phụ nữ và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội giáo dục của phụ nữ là những nước có tốc độ tăng trường nhanh hơn và tỉ lệ nghèo đói thấp hơn. Kết quả khảo sát những thay đổi trong đời sống phụ nữ dân tộc Chăm từ năm 1954 đến nay cho thấy mặc dù có những tiến bộ vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa… nhưng những biến chuyển này vẫn còn chậm so với tình hình chung của cả tỉnh. Vai trò ngày càng quan trọng của phụ nữ Chăm trong đời sống kinh tế- xã hội là không chối bỏ, tuy nhiên vẫn có sự thiếu hụt các cơ hội kinh tế dành cho họ. Hơn nữa, dù sự tham gia với tỉ lệ khá cao trong kinh tế, người phụ nữ vẫn đang gặp khó khăn trong việc cân đối giữa sản xuất và tái sản xuất, giữa trách nhiệm, mong muốn mà xã hội và cộng đồng trông đợi ở mình với nhu cầu cá nhân. Điều này, làm cho họ phải gánh chịu khối lượng công việc không cân bằng với nam giới, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí và cả mức độ tham gia giải trí văn hóa… Thiên kiến giới vẫn còn tồn tại trong cộng đồng do ảnh hưởng của sức mạnh truyền thống. Bản thân người phụ nữ vẫn còn tự ti, chưa thực sự nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và quyền lợi của mình với tư cách là một công dân. Khi kinh tế phát triển và kéo theo hàng loạt thay đổi khác trong đời sống xã hội, co01 thể thấy là các giá trị truyền thống đang đứng trước một hình thức lớn để thích ứng với tình hình, và những xung đột, mẫu thuẫn giữa bảo tồn hay tiếp nhận là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế, để thực hiện thành công kế hoạch vì sự tiến bộ “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” giai đoạn 3 ở An giang, cần thiết để đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Song song đó, tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận với các nguồn vốn và các mô hình kinh tế hộ gia đình. Các nghiên cứu về giới cũng nên được tiến hành để một cái nhìn tổng quát và sâu sắc để đưa ra một cái nhìn tổng quát và sâu sắc để đưa ra những chính sách, thể chế và chương trình để đảm bảo quyền lợi của phụ nữ. Các vấn đề này, không chỉ được coi là trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ mà phải xem là trách nhiệm chung, cần sự hợp tác của tất cả các cấp chính quyền, các ban nghành đoàn thể va các tổ chức xã hội trong tỉnh.

Chăm