
- Một số vấn đề về lý luận và phương pháp dự báo quy mô phát triển giáo dục đào tạo trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
- Nghiên cứu xây dựng nền tảng phát thanh số Quốc gia
- Sự biến đổi của đời sống tôn giáo ở Việt Nam trước tác động của toàn cầu hoá
- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quy trình công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch một số sản phẩm rau quả chủ lực của tỉnh Vĩnh Phúc
- Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Hà Giang tỉnh Hà Giang
- Sưu tầm và xuất bản thành ấn phẩm sáng tác văn học của cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên
- Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo thiết bị đóng cọc nhiều hướng trên xà lan 2000 tấn phục vụ thi công công trình thuỷ - Các thiết bị đặc chủng trên thiết bị đóng cọc nhiều hướng
- Nghiên cứu các giải pháp phòng chống và khắc phục hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên - Danh mục phương tiện chữa cháy rừng phù hợp với U Minh và Tây Nguyên
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo bào ngư chín lỗ (Haliotis cliversicolor) thử nghiệm và đề xuất hình thức nuôi thương phẩm phù hợp tại đảo Bạch Long Vỹ Hải Phòng
- Nghiên cứu sàng lọc nguồn vật liệu ngô nếp bản địa chất lượng ngon chống chịu tốt phục vụ công tác tạo giống ngô nếp lai



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
114/01/2023
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk
Trung tâm Phát triển nông thôn Tây Nguyên
Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam
Tỉnh/ Thành phố
CN. LINH NGA NIÊ KDĂM
PGS.TS Tuyết Nhung Buôn Krông (Thư ký), TS. Trương Thị Hiền, ThS. Lý Vân Linh Niê Kdăm, CN. Trần Phương Hạnh Niê Kdăm, TS. Tuyết Hoa Niê Kdăm, TS. Phạm Văn Trường, TS. Nguyễn Thanh Phương, TS. Ao Xuân Hòa, Ths. Vũ Trinh Vương, Ths. Y Jonh Bjă, Ths. H’Loat Knul, CN. Nguyễn Trung Vương, Ths. H’Uyên Niê, Ths. Lưu Minh Tuấn, CN. Na Sơ Rơ Niê.
Khoa học tự nhiên
01/11/2020
01/11/2022
2022
Đắk Lắk
159
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng, sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch cộng đồng và xây dựng mô hình làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tham gia của các bên liên quan vào phát triển du lịch cộng đồng góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng sự tham gia của người dân vào phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020.
- Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở phát huy nội lực.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tham gia của các bên liên quan vào phát triển du lịch cộng đồng đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và góp phần phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, hướng đến 2030.
Kết quả thực hiện:
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk là đề tài nghiên cứu về lĩnh vực khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh. Được triển khai thực hiện trong 24 tháng (11/2020 -10/2022). Đề tài đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để triển khai các nội dung, bao gồm cả định tính và định lượng.
Về mặt lý thuyết, đề tài đã tiếp thu các lý luận của các nghiên cứu trước đây, ngoài ra còn tiếp tục phát triển các lý thuyết về DLCĐ áp dụng cho khu vực tỉnh Đắk Lắk. Về thực tiễn, đề tài đã phân tích các kinh nghiệm phát triển DLCĐ tại một số quốc gia trên thế giới và trong nước để rút ra các bài học có thể ứng dụng cho địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh Đắk Lắk có tài nguyên du lịch (tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa) rất dồi dào. Tuy nhiên thời gian qua dù rất được quan tâm nhưng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phát triển đúng với bản chất của du lịch cộng đồng. Một trong những nguyên nhân, do hiểu biết về du lịch cộng đồng của cả các nhà quản lý lẫn cộng đồng dân cư còn chưa đầy đủ. Thiếu kiến thức và kỹ năng trong hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở phát huy nội lực. Thiếu phương pháp huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch cộng đồng. Người dân tham gia với hình thức tham gia thụ động, thiếu chủ động sáng tạo, chưa đạt được mục tiêu phát huy tài nguyên du lịch văn hóa vào hoạt động du lịch vừa giúp bảo tồn bản sắc văn hóa, vừa tạo thêm việc làm, tinh thần hợp tác và nâng cao thu nhập.
Mô hình du lịch cộng đồng được xây dựng dựa trên nguyên tắc phát triển cộng đồng có sự tham gia chủ động của cộng đồng dân cư đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho định hướng phát triển du lịch cộng đồng. i)Nâng cao nhận thức thông qua truyền thông, đào tạo về du lịch cộng đồng cho không chỉ cộng đồng dân cư mà cả các bên liên quan đến đầu vào đầu ra của hoạt động du lịch cộng đồng, đặc biệt là của chính quyền địa phương ở các cấp; ii)Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư vào tất cả các khâu từ phân tích các nguồn lực, xây dựng kế hoạch, xây dựng quy chế hoạt động của tổ du lịch cộng đồng. Tinh thần tham gia tự nguyện, chủ động, trách nhiệm, sáng tạo không ỷ lại là yếu tố tiên quyết đem đến thành công của dự án du lịch cộng đồng.iii) Sự hỗ trợ kỹ thuật bên ngoài như chất xúc tác nâng cao hiệu quả của hoạt động; iv) Kết nối được với các doanh nghiệp du lịch lữ hành là điều kiện cần để đảm bảo thành công cho mô hình; v)Các chính sách hỗ trợ du lịch cộng đồng cần cụ thể hơn và dễ dàng tiếp cận.
Đề tài đã căn cứ trên quan điểm của Đề án quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh và kết quả nghiên cứu đề xuất quan điểm, định hướng phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở phát huy nội lực. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tham gia của các bên liên quan và giải pháp phát triển du lịch cộng động giai đoạn 2021 -2025, tầm nhìn 2030.
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
DDL40-2023-001