liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

CS/22/08-01

Nghiên cứu thăm dò ứng dụng công nghệ bức xạ chế tạo màng polyme khâu mạch phân hủy sinh học từ tinh bột nhựa nhiệt dẻo (TPS) và polybutylene adipate terephthalate (PBAT)

Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội

Bộ Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

ThS. Trần Mạnh Thắng

KS. Đàm Thị Tâm, ThS. Mai Văn Vinh, KS. Mai Đức Minh, CN. Phạm Duy Dưỡng, ThS. Trần Xuân An

Vật liệu composite

01/01/2022

01/12/2022

2022

Hà Nội

69 tr.

Tinh bột sắn là nguồn nguyên liệu sẵn có tại Việt Nam có giá thành rẻ và có khả năng phân hủy sinh học. Tuy nhiên cần phải biến tính tinh bột thành tinh bột nhựa nhiệt dẻo (TPS) trước khi phối trộn với polime phân hủy sinh học khác làm tăng cường các tính cơ lý của vật liệu. Trong nghiên cứu này, tinh bột sắn phối trộn với glycerin và ethylene glycol; Tween 80 để tạo tinh bột nhiệt nhựa dẻo (TPS). Phổ FT-IR của TPS cho thấy glycerin và ethylene glycol phối trộn tốt và không làm thay đổi cấu trúc của tinh bột. So sánh phổ TGA của tinh bột và TPS cho thấy TPS được tạo ra là chất đồng nhất. Sau đó, TPS đã được phối trộn với polime phân hủy sinh học polybutylene adipate terephthalate (PBAT) để tạo màng copolime TPS/PBAT. Màng được chiếu xạ gamma ở các liều chiếu 9,9; 21,5; 34,1; 42,6; 64,6 và 98,6 kGy. Đo phần gel của màng TPS/PBAT chưa chiếu xạ và sau chiếu xạ cho thấy mức độ khâu mạch của TPS với PBAT tăng dần theoliều chiếu xạ. Tỷ lệ phần trăm tạo gel của màng cao nhất ở liều chiếu xạ 98,6 kGy đạt 80,2 %. Thử nghiệm phân hủy bởi enzyme α-amylase cho thấy màng polime TPS/PBAT bị mất khoảng 54 % khối lượng của màng sau 28 ngày

Công nghệ bức xạ; Phân hủy sinh học; Biến tính; Tinh bột nhựa

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

22422